Thắc mắc khi bổ sung sắt trong thời kỳ “bầu bí”

Minh Hoài ,
Chia sẻ

Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai. Nó không chỉ gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người mẹ mà cũng có những tác động to lớn lên sự phát triển của thai nhi.

Vậy phải bổ sung sắt như thế nào là đúng và đủ?

Ảnh minh họa

Thai phụ cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?  

Trước khi mang thai, cơ thể bạn cần trung bình là khoảng 15 mg sắt mỗi ngày.  

Còn đối với thai phụ lượng sắt cơ thể cần sẽ tăng gấp đôi  là từ 30 – 60 mg/ngày. 

Thiếu sắt đồng nghĩa với việc bạn dễ mắc phải chứng  thiếu máu, và điều này còn gây nên những hệ lụy đối với sự phát triển của  thai nhi.

Bổ sung sắt như thế nào?

Bạn có thể bổ sung lượng sắt cho cơ thể theo 2 cách:

- Viên nén sắt ( tuy nhiên đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa về liều lượng và cách dùng).

- Bổ sung qua chế độ ăn uống.

Sắt  tập trung nhiều trong các loại thực phẩm như gan, cật, thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các đồ ăn từ hải sản.

Ngoài ra  bạn có thể ăn thêm các loại trái cây và rau xanh với đủ các loại đa dạng cả về màu sắc và mùi vị. Việc ăn thêm các loại trái cây và rau xanh này không chỉ giúp cơ thể bạn hấp thu thêm một lượng sắt đáng kể mà còn giúp thu nạp một lượng vitamin C dồi dào. Bạn cũng nên nhớ rằng loại vitamin này có khả năng giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách hiệu quả.

Bạn cũng cần lưu ý không nên uống trà cà phê, hay thu nạp những loại thực phẩm có chứa nhiều cám, canxi hay chất làm giảm độ axit trong dạ dày, trong vòng 2 giờ sau khi ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt, bởi như vậy chúng sẽ làm cản trở quá trình hấp thu sắt.

Cũng xin nói thêm rằng, nhiều các loại thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc và bánh mỳ có chứa một lượng sắt lớn, tuy nhiên bạn đừng quên kiểm tra hạn dùng trước khi mua.

Hệ lụy khi cơ thể mẹ thiếu sắt?

Trẻ sơ sinh sẽ được phát triển một cách toàn diện cả nếu cơ thể người mẹ có đủ hàm lượng sắt. Sắt cũng chính là chất giúp cơ thể trẻ sơ sinh sản sinh ra được nhiều các loại tế bào máu đỏ hơn.

Trái lại, nếu trẻ sinh ra bị thiếu sắt sẽ dễ mắc chứng bệnh thiếu máu.
Nhiều minh chứng cũng đã chỉ ra rằng, nếu người mẹ bị thiếu sắt trong quá trình mang thai, sẽ khiến cho trẻ sinh ra bị nhẹ cân, hay suy dinh dưỡng bào thai ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ

Bổ sung càng nhiều sắt càng lợi?

Việc bổ sung sắt trong quá trình mang thai, rất có lợi cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là càng bổ sung nhiều sắt thì càng tốt.

Nếu cơ thể bạn bị dư thừa lượng sắt, thì sẽ gây nên những sức ép lớn cho gan.

Hơn nữa các nhà nghiên cứu còn cho thấy, bổ sung thừa sắt ở các bà mẹ trước khi mang thai có thể gây tăng tỷ lệ tử vong ở những đứa con của họ trong năm đầu đời. Bên cạnh đó, việc tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu có thể gây tăng tỷ lệ đẻ non hoặc đẻ thiếu cân, nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn so với nguy cơ thiếu máu.

Dấu hiệu nào cho thấy thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt?

Dấu hiệu đầu tiên khi thai phụ bị thiếu máu là:

- Tình trạng mệt mỏi kéo dài.

- Da xanh tái.

- Có những nốt đỏ trong mắt.

- Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở.

Nhân tố nào làm tăng nguy cơ thiếu sắt?

- Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn.

- Có dấu hiệu xuất huyết trong quá trình mang thai.

- Có tiền sử thiếu máu.

- Tình trạng ốm nghén kéo dài.

                                                                        Minh Hoài
Tổng Hợp
Chia sẻ