So sánh tình yêu bố mẹ dành cho con đầu và con thứ

Bana Houz,
Chia sẻ

Khi sinh con thứ hai, em bé thường được ví là “đứa trẻ bị bỏ quên” vì những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ mà các bố mẹ đã có với con đầu lòng.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của một bà mẹ trẻ khi sinh con thứ hai sau khi đã có một cậu con trai đầu lòng vô cùng đáng yêu và đặc biệt.

So sánh tình yêu bố mẹ dành cho con đầu và con thứ 1
(Ảnh minh họa).

Khi mang thai đứa con thứ hai, tôi và chồng hay đùa nhau rằng đây sẽ là “đứa con bị bỏ quên”. Lí do rất đơn giản vì chúng tôi đã có một cậu con trai đầu lòng hoàn hảo, một chàng hoàng tử, một em bé vô cùng đặc biệt. Lúc đó, tôi đã khá lo lắng và luôn cố gắng để học cách yêu con thứ như con trai đầu.

Khi mang thai tháng thứ chín, trong một lần ngồi đọc truyện cho con trai đầu nghe, tôi đã bật khóc khi nghĩ rằng chúng tôi sắp phải “xa nhau”. Thậm chí, tôi còn thấy bực bội khi nghĩ rằng có ai đó sẽ “cướp” mất sự quan tâm của tôi khỏi hoàng tử bé nhỏ, mặc dù tôi vẫn mong đợi đứa bé thứ hai chào đời. Tôi đã nghĩ “Làm sao mình có thể yêu bất kỳ ai hơn con trai đầu lòng của mình được?”.

Khi bé thứ hai chào đời, trông con nhỏ xíu, đáng yêu vô cùng và thật hoàn hảo. Con ngước nhìn tôi âu yếm như muốn nói: “Con chào mẹ, con đã đợi rất lâu để được gặp mẹ đấy”.

Tôi cứ nghĩ rằng suy nghĩ của mình sẽ thay đổi khi đối diện với cảnh con đầu thì gào lên tức giận còn con thứ thì say sưa ngủ ngoan ngoãn nhưng điều tưởng như không thể đã xảy ra: Tôi đã yêu con thứ y như con cả mà không cần phải cố gắng như tôi đã nghĩ, đơn giản chỉ vì bé đã chào đời.

Rất nhiều bạn bè đang mang thai lần hai cũng có những lo lắng và sợ hãi như tôi đã từng trải qua. Một cô bạn nói rằng niềm vui lớn nhất của cô khi mang thai em bé thứ hai là vì sinh thêm chị em cho đứa con đầu lòng. Những đứa trẻ là con thứ đã bị số phận mặc định phải làm em và “đóng vai phụ” – vị trí có lẽ bé không bao giờ muốn.

Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thứ tự sinh đến sự phát triển nhân cách trẻ đã kết luận rằng việc em bé được sinh ra trước hay sau cũng là một nhân tố quan trọng quyết định tính cách của trẻ, tương đương giới tính và di truyền. Những đứa trẻ được sinh ra ở những lần khác nhau cũng có thể được xem là “không cùng cha mẹ”. Tuy vậy, đứa con đầu lòng sẽ vẫn mãi là đứa con “duy nhất” trong gia đình theo một cách nào đó.

Con trai đầu lòng của tôi đã có một thời gian dài “độc diễn” trên hàng loạt bức ảnh của cha mẹ. Khi đứa con thứ hai được sinh ra, tất nhiên bé vẫn được xuất hiện trong các bức hình nhưng ít hơn con cả và nó phải chia sẻ khung ảnh với một “người khác”. Thực tế, mọi thứ từ quần áo, nôi, đồ chơi, bô…cũng là của “người khác” trước khi là của bé. Mọi người vẫn hay gọi em bé thứ hai bằng một cái tên trìu mến “đứa trẻ bị lãng quên”. Tuy vậy, đứa trẻ thứ hai cũng có lợi thế hơn khi ra đời lúc cha mẹ chúng đã có khá nhiều kinh nghiệm đúc rút từ lần đầu.

Do vậy, tôi cảm thấy nỗi sợ hãi của mình là vô căn cứ. Chưa một phút nào tôi phải giả vờ yêu con thứ hơn con đầu lòng. Điều đó đến hoàn toàn tự nhiên. Tôi chưa bao giờ bực bội khi con thứ “xông vào” bữa tiệc hạnh phúc của ba người chúng tôi. Nếu có bất cứ điều gì đặc biệt cần phải kể ra, thì đó là con thứ đã làm gia đình tôi có nhiều niềm vui hơn, và chúng tôi cảm thấy vai trò làm cha mẹ được thực hiện tốt hơn.

Tôi rất tự hào nói rằng việc sinh con thứ hai không những giúp con trai cả của tôi có thêm một người em, một người đồng hành; mà cũng giúp đứa con thứ của tôi có những điều tương tự được chuẩn bị sẵn sàng trước khi bé chào đời.

(Nguồn: Huffington)
Chia sẻ