Sao cái gì con cũng ngậm vào miệng thế?

,
Chia sẻ

Từ khi bé biết cầm nắm đồ vật, nhiều mẹ lo lắng vì bất kể cái gì bé cũng cho vào miệng. Đó là biểu hiện bé thông minh hay làm cho bé nhiễm khuẩn?

Hiện tượng bé thích bỏ mọi thứ trong tầm với vào miệng là rất bình thường và còn là dấu hiệu của sự thích thú đối với thế giới xung quanh. Trong năm đầu đời, trẻ con khám phá mọi vật xung quanh thông qua các giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác. Trẻ càng khám phá nhiều thì càng học hỏi được nhiều thứ.

Trẻ học cách làm quen với các cử động của tay: với, giật, nắm nhưng vẫn chưa thể cảm nhận được mọi vật qua các ngón tay. Do đó, khi cầm trong tay vật nào đó, trẻ sẽ có ham muốn khám phá kĩ hơn. Liệu vật này mềm hay cứng? Liệu có ăn được không? Chính những thắc mắc đó thôi thúc trẻ bỏ vào miệng. Nhai giúp trẻ học về những hình thù và chất liệu khác nhau. Trẻ sẽ biết được cái gì ngon, cái gì dở.
 
Các bé rất thích khám phá thế giới xung quanh bằng miệng

Liệu con có nuốt không?

Mặc dù nhai, ngậm là một trải nghiệm mang tính tích cực với trẻ nhưng bạn vẫn muốn đảm bảo sự an toàn cho con.
 
Để giảm thiểu nguy cơ nuốt vật vào trong, trẻ chỉ được chơi với những đồ vật lớn hơn miệng của con. Vật cũng phải mềm mại, hoặc có bề mặt nhẵn để không làm xước da trẻ cũng như không dễ vỡ, gây tổn thương cho trẻ. Nhìn ngó xung quanh nhà với tầm nhìn của trẻ và thu dọn những đồ vật mà con có thể nuốt được.

Vi khuẩn thì sao?

Nếu con liếm vào quả bóng lăn trên sàn thì sẽ có nguy cơ con bị nhiễm khuẩn. Con dễ bị ốm do virus và vi khuẩn chứ không phải bụi. Do đó, con không nên chơi với bạn đang bị ốm, cảm cúm hay có thể phát tán vi khuẩn. Mẹ cũng nên rửa tay và đồ chơi cho con thường xuyên.
 
Ở tuổi thích khám phá này, con dễ chạm vào các bạn khác, thậm chí thơm các bạn nữa. Do đó, kể cả cẩn thận đến mấy thì bố mẹ cũng không thể bảo vệ con khỏi mọi thứ được.
 
Theo Eva
Chia sẻ