Phòng tránh những tai nạn trong gia đình cho bé

,
Chia sẻ

Chăm sóc bé an toàn là mối ưu tiên hàng đầu của cha mẹ. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để xử lý những nguy hiểm tiềm ẩn đối với trẻ sơ sinh.

Bạn không tốn nhiều công sức để giữ an toàn cho trẻ sơ sinh. Vì ở tuổi này, bé quá nhỏ để tạo nên những rắc rối như chưa thể trèo ra khỏi cũi của mình, cũng chưa thể leo cầu thang… Tuy nhiên, trong gia đình vẫn có nhiều mối nguy hại có thể đe doạ với sức khoẻ của bé vì vậy luôn cảnh giác không bao giờ thừa.

Chăm sóc bé an toàn là mối ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để xử lý những nguy hiểm tiềm ẩn đối với trẻ sơ sinh.

An toàn khi trẻ ngủ: Để giảm nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS), trẻ sơ sinh nên ngủ được ngủ trên một tấm đệm cứng. Đừng để con bạn ngủ với bất cứ thứ gì mềm như gối mềm, chăn, da cừu, hoặc đồ chơi bằng bông vì trẻ có thể bị ngẹt thở.

Một bộ trang phục ấm áp khi trẻ ngủ là sự lựa chọn an toàn hơn là đắp cho trẻ một cái chăn, vì chiếc chăn có thể chùm lên đầu trẻ bất cứ khi nào trẻ cựa người làm trẻ khó thở.

An toàn khi trẻ tắm: Cho dù bạn tắm cho bé trong bồn tắm, chậu tắm thì lưu ý không bao giờ được rời mắt khỏi bé trong một giây. Kể cả việc trẻ nằm hoặc ngồi lên ghế tắm có vẻ đã rất an toàn nhưng thực tế là đã có hàng trăm trẻ sơ sinh chết đuối chỉ vì bị trượt khỏi ghế tắm.

Khi tắm cho trẻ, bạn lưu ý nên dùng nước đã đun sôi vì da trẻ còn non nớt rất dễ bị viêm da. Lưu ý không để nước chảy vào tai trẻ khi tắm vì dễ làm viêm tai giữa.

Kiểm tra nhiệt độ nước tắm trước khi tắm cho trẻ bằng cách mẹ nhúng khuỷu tay vào nước. Da của trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ mỏng manh hơn da người lớn và rất dễ bị bỏng.


An toàn khi trẻ ăn: Luôn để ý đến hệ tiêu hoá của trẻ khi trẻ bắt đầu ăn một loại thức ăn mới. Không cho trẻ ăn những thức ăn dễ trơn tuột như quả nho, quả nhãn, thạch... vì có thể làm trẻ ngẹt thở.

Giữ các vật nặng hoặc vật dễ vỡ ngoài tầm với của trẻ: Bạn cần  di chuyển các đồ vật như khung ảnh và bức tượng nhỏ bằng gốm khỏi bàn ăn và giường cũi để trẻ không thể làm vỡ chúng.

Các vật gây nguy hiểm khác là: dao, kéo, hoá chất, phích nước nóng…

Ngăn ngừa bé té ngã: Khi bạn bế bé trong vòng tay, những vật trong gia đình có thể khiến bạn và bé té ngã như: thảm, sàn nhà trơn trượt, bị vấp bởi các đồ dùng đặt không đúng chỗ. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo bạn và bé được an toàn khi đi lại trong nhà.

Ngôi nhà có chức năng báo cháy an toàn: Hãy đặt chức năng phát hiện khói trong mỗi phòng ngủ, khu hành lang và trên mỗi tầng của ngôi nhà. Gia đình cũng nên có ít nhất một bình chữa cháy ở mỗi tầng của ngôi nhà để phòng bé bị nghẹt thở vì khói.

An Khánh

(Tổng hợp từ Babycentre)

Chia sẻ