Phòng sâu răng cho con – Mẹ đã biết cách?

Thùy Linh,
Chia sẻ

90% dân số Việt Nam mắc bệnh răng miệng. Để thay đổi thực tế này, bạn muốn chăm sóc răng cho con mình một cách tốt nhất, tuy nhiên, bạn đã hiểu đúng về cách bảo vệ răng cho trẻ chưa?

Hãy cùng tìm hiểu những quan niệm dưới đây để đem đến cho bé “nụ cười xinh” nhé!

1. Sâu răng

Sâu răng sữa, không đáng lo!

SAI. Thực tế việc sâu răng sữa mang lại nhiều hậu quả hơn là bạn tưởng. Không được lưu ý, các kẽ răng sâu sẽ lan rộng và ăn vào tủy, ảnh hưởng tới những răng trưởng thành mọc sau này. Răng sữa cũng góp phần giữ khoảng cách lý tưởng giữa các kẽ răng trong hàm thuận lợi cho răng mọc sau, vì vậy, nhổ răng sữa quá sớm khi bị sâu cũng không tốt cho răng trẻ sau này.

Sâu răng có thể lây

ĐÚNG. Sâu răng là bệnh do vi khuẩn gây nên. Trẻ khá nhạy cảm với những vi khuẩn tồn tại trong miệng của người lớn, đặc biệt khi người đó mắc bệnh sâu răng. Trong quá trình nuôi con, sâu răng có thể lây từ mẹ sang bé, ví dụ như khi bạn nếm thức ăn hoặc thử xem thức ăn đã nguội chưa.

Sâu răng có tính di truyền

SAI. Sâu răng không có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc có bị sâu răng hay không tùy thuộc vào việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng khoa học. Tuy nhiên, chất lượng nước bọt mới là cách bảo vệ tự nhiên và tốt nhất cho răng. Hãy đưa bé đến gặp nha sỹ định kỳ (khoảng 3 tháng/lần) để được kiểm tra về khả năng bé có bị sâu răng hay không và điều trị kịp thời.

2. Phòng ngừa sâu răng

Đánh răng sau khi ăn để chắc chắn không bị sâu răng

ĐÚNG VÀ SAI. Đánh răng sau khi ăn là cách phòng hiệu quả nhất, tuy nhiên không đảm bảo 100% là bé sẽ không bị sâu răng. Thường xuyên ăn các bữa nhỏ, bú sữa mẹ hay bú bình chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sâu răng phát triển: răng sữa luôn chìm trong một lượng acid từ thức ăn, sữa... Nước bọt tiết ra không kịp làm nhiệm vụ của mình là dọn sạch vòm miệng, bảo vệ răng khỏi sâu. Nên cho bé uống nước lọc để miệng luôn được làm sạch. Cũng nên lưu ý tới các loại thuốc bọc đường hoặc siro ngọt mà bạn cho bé uống trước khi đi ngủ.

Khi ru ngủ, cho bé uống sữa tốt hơn nước có đường

SAI. Bởi trong sữa có chứa đường. Vì vậy dù cho bé uống sữa hay nước đường vào buổi tối trước khi ngủ, việc đánh răng cũng đều quan trọng bởi trong cả đêm dài, khi khoang miệng không có nước sẽ là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh. Vậy nên bố mẹ hãy chịu khó làm sạch răng miệng bằng loại bàn chải chuyên dụng dành riêng cho trẻ ngay khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên nhé!

3. Đánh răng

Chỉ nên dùng kem đánh răng khi bé 1 tuổi

ĐÚNG. Chỉ nên cho bé dùng một lượng kem đánh răng nhỏ, nếu cần thiết hãy đưa bé đến nha sỹ để được kiểm tra về độ chắc răng cũng như liều lượng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé. Đồng thời, các nha sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách đánh răng khoa học sao cho bé không bị nuốt phải kem đánh răng.

Tự buộc được dây giày cũng là lúc bé có thể tự đánh răng một mình

SAI. Còn nhỏ, khả năng điều khiển và vận động chưa đủ để bé có thể tự đánh răng thật sạch, đặc biệt là răng hàm. Dạy con cách đánh răng thật sạch từ sớm là rất quan trọng, tuy nhiên theo lời khuyên của nha sỹ, bố mẹ nên giúp bé đánh răng cho đến khi 7-8 tuổi. Tất nhiên vẫn để bé đánh răng một mình nhưng bạn hãy kiểm tra và hoàn thành việc đánh răng để chắc chắn rằng răng của bé đã được chải sạch.
 
Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!

Phần thưởng của tuần này là một combor trị giá 630 nghìn đồng bao gồm:

- 01 túi treo con vịt trị giá 300 nghìn đồng
- 01 lều Koja trị giá 330 nghìn đồng

Chia sẻ