Những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ

,
Chia sẻ

80% các bệnh dị ứng thức ăn là do các loại thực phẩm sau đây: Sữa bò, trứng , đậu nành, lúa mì, cá, sò ốc, dầu lạc, các loại quả hạch: Quả hồ đào, quả óc chó…

Làm thế nào để biết bé yêu của bạn đang bị dị ứng thức ăn? Sau đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của dạng dị ứng này:

1. Xuất hiện vấn đề về tiêu hóa: Tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, nôn…

2. Phát ban

3. Lở loét xung quanh miệng

4. Eczema

5. Khó thở

Các triệu chứng trên thường biểu hiện trên cơ thể bé sau khi ăn thực phẩm khoảng 2h. Ban đầu, đó là những biểu hiện rất nhẹ mà nếu không chú ý, cha mẹ khó có thể phát hiện được. Và chính vì biểu hiện nhẹ nên ít cha mẹ nghĩ rằng, con mình bị dị ứng thực phẩm.
 

Một số loại thực phẩm cụ thể có thể khiến bé dị ứng:

1. Thực phẩm có độ chua cao

Một số loại thực phẩm có thể gây phát ban quanh miệng của bé chỉ bởi vì có hàm lượng axit cao. Mặc dù không có hại cho em bé,  nhưng nó có thể làm cho bé khó chịu. Những loại thực phẩm bao gồm: Các loại cam chanh (cam, quýt, chanh), dâu tây, cà chua (bao gồm cả nước sốt).

Nếu bé bị phát ban từ các loại thực phẩm trên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Các biểu hiện phát ban sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tốt nhất là cha mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm có độ chua cao khi bé chưa được 1 tuổi.

2. Lòng trắng trứng

Đối với lòng trắng trứng cũng vậy. Đối với bé có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao, tốt nhất, cha mẹ không nên cho ăn lòng trắng trứng khi bé chưa đủ 12 tháng tuổi. Bởi vì trong lòng trắng trứng có một protein có thể gây dị ứng đối với các bé quá mẫn cảm. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng khi trẻ được 7 tháng tuổi và khi bé đủ 12 tháng tuổi mới cho ăn lòng trắng trứng.

3.

Trong một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây ra những phản ứng không tốt ở trẻ. Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao là: Cá trích, cá vược sọc (hoang dã), các loại cá màu xanh, cá chình, lươn, các trích dày mình, cá tầm, cá ngừ, các loại cá không tươi, cá thu, cá marlin, cá mập, cá kiếm..

Sau đây là danh sách các loại cá bé hoàn toàn có thể yên tâm ăn sau 8 tháng tuổi: Cá cơm, cá efin (một loại cá tuyết), cá hồi, cá mòi, cá rô phi…

4.  Mật ong

Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn mật ong. Vì trong mật ong có thể có các bào tử botulism -  có thể sản xuất chất độc đe dọa các sinh vật có lợi trong đường ruột của bé.

5. Rau quả có hàm lượng nitrate cao

Có quá nhiều nitrat trong cơ thể có thể gây ra rối loại máu – một trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Tốt nhất, cha mẹ không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn các loại rau quả có hàm lượng nitrate cao. Các loại rau quả có hàm lượng nitrate cao bao gồm: rau bina, củ cải, cà rốt, củ cải xanh.

Nếu như bé có nguy cơ dị ứng cao, thì theo kinh nghiệm của các bậc cha mẹ có con dị ứng với thực phẩm, tốt nhất, bạn không nên cho bé ăn các loại thực phẩm trên khi bé dưới 1 tuổi. Hoặc ít nhất là bạn không nên cho bé ăn các thực phẩm trên khi bé chưa được 8 tháng tuổi. Tại sao lại như vậy? Bởi vì, để có thể xử lý cũng như tiêu hóa tốt các loại thực phẩm trên, hệ tiêu hóa của bé cần phải phát triển ở một mức độ nhất định. Nếu như bạn lo lắng không biết bé có bị dị ứng đối với một loại thực phẩm nào đó hay không, tốt nhất bạn nên cho bé ăn từng loại thức ăn trên riêng. Sau đó, bạn đợi khoảng 2 – 3 ngày, nếu như bé không có phản ứng gì xảy ra, bạn hãy tiếp tục thử với các thực phẩm khác.

Thu Hường
Tổng hợp từ GC
Chia sẻ