Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1)

Hải Minh,
Chia sẻ

Mẹ Áo Hồng - mẹ Việt đang sinh sống tại Pháp nổi tiếng trên cộng đồng mạng Facebook với những công thức nấu ăn dặm cho con được nhiều mẹ rất ngưỡng mộ sẽ chia sẻ với các mẹ những bước đầu tiên khi tập cho con ăn dặm.

Khi con tròn 4 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho con tập ăn dặm, tập ăn những thực phẩm khác ngoài sữa. Ở giai đoạn 4-6 tháng tuổi, mẹ chủ yếu cho bé làm quen với rau củ và trái cây. Giai đonaj 4-6 tháng tuổi các mẹ có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ: 4-5 tháng tuổi và 5-6 tháng tuổi. 

Dưới đây là những lưu ý và cách chế biến đồ ăn dặm cho bé giai đoạn 4-5 tháng tuổi:

Theo tư vấn của các bác sĩ nhi, giai đoạn này mẹ Áo Hồng chỉ cho con ăn 1 bữa duy nhất vào buổi trưa, còn lại vẫn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường. 

1. Một số cách chế biến ăn dặm ở giai đoạn 4-6 tháng tuổi:

Mẹ nên cho bé tập ăn từng loại rau củ riêng biệt, mỗi loại cho ăn liên tục trong vòng 2-3 ngày để dễ theo dõi xem bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, có thích không. Cách làm của mẹ Áo Hồng rất đơn giản: tất cả đều được hấp chín và xay mịn. Nếu khi xay vẫn còn đặc mẹ có thể thêm một chút nước vào cho lỏng để bé dễ nuốt.

Rau củ:

- Ban đầu, mẹ Áo Hồng tập cho con ăn rau củ trước. Tất cả các loại rau củ thông thường như cà rốt, bí đỏ, bí ngòi, đậu que, cải bó xôi... các mẹ đều có thể cho con ăn được. Mẹ nên tránh một số loại rau củ nặng mùi như: hành, cần tây...

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 1
Cà rốt: hấp hoặc luộc chín rồi xay mịn.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 2
Bí ngòi hấp chín rồi xay nhuyễn. Để trình bày đẹp mắt, mẹ có thể khoét hết ruột của một quá bí, sau đó đem vỏ hấp chín để làm bát đựng hỗn hợp bí xay.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 3
Cải bó xôi luộc chín, xay nhuyễn.

Khi bé đã ăn quen, sau 15 ngày mẹ có thể thêm chút xíu dầu oliu hoặc 1 chút bơ vào. Nếu thấy bé ăn được thì mẹ ngưng sữa vào cữ trưa. Trưa sẽ cho con ăn hoàn toàn rau. Lượng rau sau khi bé ăn quen có thể từ 100 g đến 200g. 

Trái cây:

Sau 15-20 ngày, mẹ Áo Hồng chuyển sang cho con tập ăn trái cây, tất cả các loại trái cây như: táo, lê, chuối..., trừ những loại quả chua như: dâu, mâm xôi...

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 4
Chuối xay mịn. 

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 5
Táo hấp chín, xay mịn.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 6
Lê hấp chín, xay mịn.

Cũng như rau củ, sau khi bé ăn quen và thích thì mỗi ngày bé có thể ăn 80-130g trái cây.

Hỗn hợp rau củ, trái cây:

Sau khi bé đã ăn quen và qua hết vòng cũng rau củ, quả. Bước tiếp theo các mẹ sẽ hòa vài loại rau củ hay trái cây với nhau cho con ăn. Sau đó nữa thì một bữa trưa có thể ăn vừa rau vừa trái cây: 2-3 muỗng trái cây và 2-3 muỗng rau củ... Mẹ có thể tăng từ từ lượng trái cây hoặc rau củ lên nếu bé thích ăn.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 7
Sau khoảng 1 tháng tập ăn dặm riêng từng thứ, mẹ có thể cho con ăn hai thứ cùng lúc: rau và táo tráng miệng.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 8
Hỗn hợp bí ngòi và cà rốt.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 9
Rau củ:Hỗn hợp rau chân vịt + bí ngòi _ rau dền. 
Trái cây: Dưa vàng ăn tráng miệng.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng tuổi (P1) 10
Rau củ: Hỗn hợp bí ngòi + rau mâche + phần gốc trắng của hành boa rô. 
Trái cây: táo + đào.

2. Về cách cho ăn

Ban đầu các mẹ nên tập cho bé ăn bằng thìa, từng chút từng chút một. Nếu thấy bé không thích ăn bằng thìa thì mẹ có thể cho vào sữa nếu bé bú bình (pha sữa như thông thường, ví dụ: 180ml sữa = 150ml sữa + 30ml rau củ). Cho bé ăn liên tục 3-4 ngày nếu bé uống được thì tăng lượng rau củ lên và giảm sữa đi.

Nếu bé không thích ăn nữa thì mẹ nên dừng lại, không nên ép quá sẽ làm bé sợ và từ chối ăn vào lần sau. Ăn dặm chủ yếu là để cho bé làm quen với thức ăn cho nên có khi ban đầu bé chỉ ăn 2-3 muỗng. Các mẹ cũng không nên vì thế mà sốt ruột. Dần dần tăng lượng lên, con sẽ ăn được nhiều hơn.
Chia sẻ