Mẹ nghĩ ngàn cách tẩm bổ, con vẫn gầy trơ xương

Admicro - Thái Duy,
Chia sẻ

Cứ nghe ai rỉ tai hoặc đọc trên diễn đàn có sữa nọ sữa kia ngon lắm, bổ lắm thì dù đắt tới mấy, chị Hằng cũng hì hục đặt hàng mua cho bằng được.

Tẩm bổ bằng tiền, con vẫn thuộc diện suy dinh dưỡng

Vì làm freelance nên chị Thu Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) có khá nhiều thời gian để chăm sóc con. Từ sau khi sinh bé Cún, chị hoàn toàn thay đổi. Từ một con người vô tư, thoải mái trong ăn uống nay chị kỹ tính, cầu kỳ từng chút một với thực đơn ăn hàng ngày của con.

Khi sinh bé Cún, chị Hằng ít sữa nên ngay từ loại thức ăn này, chị đã kỳ công đặt hàng từ nước này tới nước nọ từng thùng sữa mang về cho Cún dùng với hi vọng con khỏe mạnh, con cao lớn. Cứ nghe ai rỉ tai hoặc đọc trên diễn đàn có sữa nọ sữa kia ngon lắm, bổ lắm thì dù đắt tới mấy, chị cũng hì hục đặt hàng mua cho bằng được. Đến khi bé ăn dặm, ngày nào chị cũng chạy đến đúng siêu thị đó, cửa hàng đó với thịt bò sạch, cá hồi mới, rau củ tươi ngon, đảm bảo, hạn sử dụng rõ ràng… hì hục lựa chọn rồi chế biến cho con.

Đầu tuần là thời điểm chị căng thẳng nhất vì phải nghĩ món mới cho con, thực đơn của con không bao giờ bị trùng 2 ngày liên tiếp. Lúc nào trong cháo cũng đầy ăm ắp nước xương, thịt cá, cua bể… Chị tâm niệm: con càng ăn nhiều chất đạm, con càng khỏe, càng lớn. Thế nhưng tới 2 tuổi, bé vẫn chỉ nặng có gần 11kg.

Mẹ nghĩ ngàn cách tẩm bổ, con vẫn gầy trơ xương 1
Chồng chị Hằng đưa con đi khám ở Viện Dinh dưỡng.

Chẳng ai tin nổi với thực đơn ăn uống hoành tráng thế kia mà Cún lại chỉ có từng đó cân nặng. Chị tâm sự: “Tôi hoang mang vô cùng, tôi chẳng biết phải làm thế nào để cải thiện cân nặng và chiều cao cho con nữa. Ăn bao nhiêu chất, hàng bao nhiêu hộp sữa đắt tiền được mua về vậy mà con vẫn còi cọc, ốm nhách, tôi chán nản vô cùng và nhiều khi tự an ủi rằng: hay tại thể chất con không thể hấp thu được chất dinh dưỡng nên thế?”.

Cùng cảnh có con gầy trơ xương là chị Hoàng Thủy (Võ Thị Sáu, Hà Nội).

Ngay từ khi sinh ra, bé Tí đã sinh thiếu tháng nên còi cọc hơn đám trẻ con cùng tuổi. Điều này làm chị lo lắng, xót xa đứng ngồi không yên. Nên dù vợ chồng chị không quá khá giả nhưng vì con, vì sức khỏe của con, chị quyết làm tất cả dù bỏ cả tấn tiền để tẩm bổ cho con cũng không sao. Nhất là từ khi bắt đầu con ăn dặm, chị luôn trong tâm thế “càng nhồi nhét cho con ăn được càng nhiều càng tốt”.

Thực đơn ăn uống của bé dày đặc, hết ăn cháo đến uống sữa, ăn hoa quả, váng sữa, sữa chua… Chị sẵn sàng bế con đi rong khắp phố, mua bất cứ món đồ chơi nào mà con đòi… miễn là con ăn được bát cháo. Vậy là, ngày nào cả gia đình chị cũng náo loạn mỗi khi đến bữa ăn của Tí, hết ông bà làm trò cho bé cười, đến bố giả vờ mếu máo dỗ bé ăn, thậm chí dù bé thích đập điện thoại của anh chị liên hồi xuống đất rồi cười thích chí, vợ chồng chị vẫn chấp nhận. Bé mà nôn trớ, chị lại kì cục nấu thêm và ép con ăn lại. Dù vậy, cậu quý tử gần 3 tuổi của chị vẫn gầy trơ xương, biếng ăn lại suốt ngày táo bón.

Trường hợp nhà chị Hằng và chị Thủy không hiếm gặp. Các bác sĩ dinh dưỡng ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, có rất nhiều trường hợp cha mẹ phàn nàn rằng họ tẩm bổ cho con rất nhiều thứ đắt đỏ, bổ dưỡng nhưng con vẫn không lên cân thậm chí còi cọc.

Cứ nghe thấy thông tin có thực phẩm này tốt, sữa kia xịn, đảm bảo sức khỏe, cân nặng cho con là chị Ngà (Kim Mã, Hà Nội) lại long sòng sọc đi lùng bằng được. Thế nhưng ăn bao nhiêu chất bổ béo, sữa danh tiếng đắt tiền, bé Châu Anh nhà chị chẳng cao thêm centimet nào, cũng chẳng lên được một lạng nào. Hiện tại bé 3 tuổi nhưng nặng có gần 10 kg và cao 80 cm. Đưa con đi đâu chị cũng xấu hổ khi nghe bạn bè trêu: “Sữa xịn nhưng chỉ béo mẹ, còi con”.

Mẹ nghĩ ngàn cách tẩm bổ, con vẫn gầy trơ xương 2
Bé được tẩm bổ đủ thứ mà vẫn còi cọc

Quả thật, vợ chồng chị Ngà rất to cao, thế nhưng con lại thuộc diện suy dinh dưỡng. Chị sụt sùi: “Bé nhà mình lúc mới sinh được 3,6 kg cơ mà. Thế mà càng nuôi con càng còi là làm sao?”.

Vấn đề ở chỗ bé bú sữa mẹ, ăn dặm đúng lúc, cũng không hẳn là biếng ăn, vậy cớ gì bé lại còi đến như vậy?

Chăm con đúng cách với công thức S+

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, bà từng gặp không ít trường hợp bố mẹ đầu tư cho con ăn toàn thứ “chất lừ” mà trẻ vẫn suy dinh dưỡng, còi cọc. Trong những năm đầu đời, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng tính theo cân nặng của trẻ cao hơn hẳn người lớn.

Theo chuyên gia, việc cho ăn quá nhiều đạm không có lợi như nhiều bậc phụ huynh nghĩ, ngược lại đó sẽ là điều tai hại cho sức khỏe của bé. Khi được ép ăn quá nhiều đạm, cơ thể trẻ khó hấp thu các loại vitamin, dễ sút cân, đi ngoài phân sống, thậm chí nhiều trẻ còn bị suy yếu.

Ngày 17/4 vừa qua, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm làm chủ nhiệm công trình đã ra mắt "Công thức sữa bổ sung vi chất S+” trong buổi hội thảo khoa học công thức sữa bổ sung vi chất S+ tối ưu và ứng dụng vào sữa IZZi mới”.

Chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo các bậc phụ huynh, ngoài bổ sung các thực phẩm giàu vi chất trong bữa ăn chính (gồm 4 nhóm: Bột đường, béo, đạm, chất xơ), các bà mẹ cần cho trẻ em sử dụng các thực phẩm bổ sung vi chất phụ trợ khác, chủ yếu là sữa. So với sữa ngoại, các loại sữa khác trên thị trường, sữa có áp dụng công thức S+ có ưu thế vươt trội hơn ở số lượng vi chất và hàm lượng vi chất cần thiết, đủ đã được nghiên cứu phù hợp nhất với trẻ em Việt Nam.

Bà cũng cho biết, các loại sữa nhập ngoại chưa hẳn đã phù hợp với trẻ em Việt Nam do họ nghiên cứu, sản xuất dựa trên sự phát triển của trẻ em nước ngoài. Ví như Nhật Bản, một số loại sữa của họ không chứa Iốt bởi trong bữa ăn hàng ngày, trẻ em Nhật được ăn nhiều cá biển, rong biển... đáp ứng đủ lượng i-ốt cho trẻ. Như vậy, các bà mẹ cần cân nhắc các vi chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp cho con mình để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là cả một quá trình lâu dài. Cha mẹ phải kiên trì, thay đổi thói quen chăm sóc con và đi tái khám theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
 
Chia sẻ