Mẹ chăm con nhàn tênh nhờ các vật dụng quen thuộc hàng ngày

Saga,
Chia sẻ

Khi chứng kiến bé Bon – con trai của cô bạn thân có tính tự lập và rất nền nếp dù chỉ 2 tuổi, chị Lan (ở Thanh Xuân) rất ngưỡng mộ, nhưng cũng không tránh được lo lắng vì bé Sóc con chị vẫn sinh hoạt “vô kỉ luật" dù cùng tầm tuổi...

Biết tự đi tè, tự giác rửa tay sau khi đi vệ sinh, tự xúc khi ăn cơm ngay từ khi mới 20 tháng tuổi…là những thói quen thường ngày của bé Bon khiến chị Lan phải hỏi ngay bí quyết rèn luyện con của mẹ bé – chị Thúy (ở Đặng Văn Ngữ, Đống Đa). Chị Thúy chia sẻ: “Đơn giản lắm bạn ạ, cách của tớ chỉ là dùng chính những vật dụng thường ngày mà bé vẫn chơi, vẫn sử dụng để phát triển các kĩ năng toàn diện cho bé, cũng như tạo được thói quen sống kỉ luật, nề nếp ngay từ khi bé bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh”.

Để bé hào hứng với bữa ăn: quá đơn giản

Cũng giống như chị Thúy, chị Lê Phương (Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TPHCM) giờ đây cũng nhàn tênh mỗi khi cho con ăn. Chị chia sẻ: “Rút kinh nghiệm từ bé đầu tiên, cứ đến bữa ăn là hai mẹ con “đánh vật” với nhau, mệt mỏi vô cùng. Khi bé thứ hai nhà mình bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mình đã tìm tòi những bí quyết giúp bé hứng thú với bữa ăn và mình nhận thấy, việc đơn giản hóa bữa ăn cho bé thông qua các dụng cụ hỗ trợ ăn uống là một trong các biện pháp có hiệu quả tích cực ngay từ lần đầu tiên”.

Nhưng biện pháp của chị Phương lại phải gặp ngay rào cản đầu tiên là bà nội của bé. Bà cho rằng, “bày vẽ”, mua sắm nhiều làm gì, cứ rong bé đi ăn là hay nhất, vừa hóng mát, lại có không khí vui vẻ vì bọn trẻ con hàng xóm cũng tụ tập đi ăn rong như thế. Tuy nhiên, chị Phương cương quyết, mặc kệ cho bà có giận, chị cũng “tha lôi” về một đống bát, thìa, ghế ăn, yếm ăn… Hàng ngày, cứ đến mỗi bữa ăn, chị lại thủ thỉ với bé: “Nào, hai mẹ con mình cùng ngồi ghế măm măm ngon nhé, mình đeo cái yếm có hình bạn gấu xinh xinh này vào để thức ăn không làm bẩn quần áo của con nha”. Dần dần, bé đã có thói quen cứ ăn là phải ngồi vào ghế, đeo yếm, thích thú với những chiếc khay đựng thức ăn đầy màu sắc. Chẳng mấy chốc, bữa ăn đã hết veo mà chẳng có tiếng khóc nào.

 
 

Hiện tại, bé nhà chị Phương đã 3 tuổi, biết tự xúc cơm ăn. Chỉ cần 30 phút là bữa cơm đã sạch gọn gàng, nhưng với điều kiện, mẹ phải cho bé ngồi ăn trên chiếc ghế ăn của riêng bé, đẩy ghế lên cao để ăn chung với mọi người, và nhất là không thể thiếu chiếc yếm ăn màu hồng điệu đà.

 
 

Rèn tính tự lập cho con không hề khó!

Bác sĩ tâm lý Nguyễn Thị Hà (chuyên gia tâm lý của Bệnh viện Nhi Trung Ương) cho biết, chị đã gặp rất nhiều trường hợp các bà mẹ có con từ 2- 4 tuổi than phiền rằng bé được nuông chiều từ nhỏ, đến cách đi vệ sinh cũng phải phụ thuộc vào mẹ, rồi ngay cả những bé 4 tuổi cũng chẳng biết tự đánh răng, tự rửa tay bằng xà phòng…mặc dù các bé phát triển bình thường. Các mẹ không biết làm thế nào dạy trẻ tự lập từ khi còn nhỏ mặc dù đã thử khá nhiều cách.

Theo bác sĩ Hà, bên cạnh sự kiên trì, bền bỉ, các mẹ có thể sử dụng rất nhiều dụng cụ hỗ trợ giúp bé tự lập mà thị trường có bán, như các loại bô với đa dạng màu sắc, hình dáng khác nhau. Hay như bé trai thì có bồn tiểu gắn vào tường, giúp bé luôn chủ động được việc đi tiểu của mình mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ.

Bồn tiểu dành cho bé nam ( có thể gắn lên tường)

 

Bô – vật dụng quen thuộc của các bé

Cùng chung quan điểm với bác sĩ Hà, chị Quỳnh (Kim Ngưu – Hà Nội) hào hứng chia sẻ kết quả mà chị đã rèn luyện được tính tự lập cho bé nhà mình: “Tìm hiểu trên mạng, tôi có sử dụng loại bô và bồn đi tiểu cho bé trai nhà mình. Phải nói là cu cậu thích mê tơi luôn, vì tôi bảo cái bô này là hình phi thuyền, khi nào con buồn tè hay buồn ị, con ngồi vào đây nhé, giống như mình đang đi phi thuyền bay trên trời cao ý…Vậy là cu cậu cười tít mắt và làm theo lời mẹ nói. Lâu dần bé có thói quen cứ buồn đi vệ sinh là ngồi “phi thuyền”, không cần gọi mẹ nữa. Đến khi lớn hơn thì mình đổi cho bé loại bồn đi tiểu gắn vào tường rất tiện dụng, hoặc sử dụng nắp bô gắn vào bồn vệ sinh của người lớn giúp bé có thể tự đi vệ sinh một mình. Đặc biệt, mỗi khi đi vệ sinh xong, cu cậu lại phải chạy ngay vào vòi rửa tay hình chú ếch xanh của mình để rửa tay sạch sẽ, nhất quyết không chịu dùng vòi rửa của bố mẹ”.

 

Khi được hỏi cụ thể về các vật dụng mà mẹ thường hay sử dụng cho con, chị Quỳnh nhấn mạnh: “Đối với mình, mua đồ dùng nào cho bé, tính an toàn và chất lượng đảm bảo cũng phải được đặt lên hàng đầu. Các thông tin về chất gây ung thư và khiến bé dậy thì sớm ở các sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến mình rất sợ. Vì vậy mình thường mua đồ dùng cho bé của thương hiệu babyhop, mình được biết đó là một trong số ít nhà cung cấp các loại vật dụng nhập ngoại có độ an toàn rất cao tại Việt Nam bởi mọi sản phẩm bán tại đây đều đạt chứng nhận nhựa an toàn EN71 của châu Âu. Với mình, đầu tư ban đầu hơi tốn kém một chút nhưng suy đi tính lại hiệu quả lại dài lâu mà quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của bé được bảo vệ một cách tốt nhất”.

Chia sẻ