Mách mẹ bầu 10 chiêu "đè bẹp" cảm giác ốm nghén

Hải Minh/Pregnancy,
Chia sẻ

Ốm nghén là một trong những nỗi ám ảnh của bà bầu. Nó không chỉ khiến các mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ, kén ăn mà còn ảnh hưởng tới tinh thần.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Mặc dù chưa có nguyên nhân cụ thể vì sao phụ nữ lại bị ốm nghén khi mang thai. Nhưng đây được coi là phản ứng của cơ thể đối với nội tiết tố thai kỳ. Phản ứng này nhằm để cơ thể chấp nhận có thêm một mầm sống mới - đó chính là bé yêu của bạn.

Nội tiết tố đạt đến đỉnh vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ sau đó giảm dần và đến 14-16 tuần thì chấm dứt. Tuy nhiên cũng có những khoảng 20% phụ nữ bị nghén kéo dài suốt cả thai kỳ (do cơ thể quá nhạy cảm với nội tiết tố).
 

Một số cách khắc phục

1. Không ăn quá nhiều trong bữa chính

Một trong những cách chống nghén hiệu quả là bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa chính. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn khoảng 5 bữa mỗi ngày, và chỉ nên ăn một chút trong mỗi bữa. Cách ăn này giúp bạn không bao giờ quá no hoặc quá đói. Hãy nhớ, dạ dày rỗng cũng làm tăng cảm giác buồn nôn. Các thực phẩm giàu protein hay cacbon hydrate giúp chống lại ốm nghén rất hiệu quả.

Tốt nhất là bạn hãy để một vài miếng bánh mỳ khô hoặc bánh quy và một cốc sữa ở đầu giường để đề phòng trường hợp bạn cảm thấy đói vào đêm và sáng sớm.

2. Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5 – 2 lít nước. Bạn hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn.
 

3. Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

4. Gừng đã được chứng minh có khả năng chống buồn nôn. Một nghiên cứu năm 2010ở Sydney còn khẳng định, ngoài tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, gừng cũng hạn chế mức độ nghiêm trọng và giúp bạn nôn ít hơn nếu có. Bạn có thể ăn kẹo gừng, uống trà gừng hoặc nhâm nhi một ít rượu gừng.
 

5. Ăn bánh quy bơ và kẹo bạc hà khi buồn nôn cũng là một cách làm không tồi.

6. Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa.

7. Với một số trường hợp, uống bổ sung khoảng 50mg vitamin B5 mỗi ngày là một cách rất tốt. Tuy nhiên, hãy hỏi kỹ bác sĩ trước khi quyết định dùng nhé.

8. Thử ăn chuối vào bữa sáng. Chuối rất giàu kali và được biết đến là một trong những vi chất có khả năng “đè bẹp” cảm giác buồn nôn.
 

9. Không chỉ giúp chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè, quả me còn là vị thuốc chữa nôn nghén, chán ăn hiệu nghiệm cho thai phụ. Để cải thiện cảm giác khó chịu trong thời gian đầu mang thai, các bà bầu có thể làm theo cách sau:
 
- Quả me 30 g, đường trắng 10 g. Me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300 ml nước, đun sôi kỹ còn 200 ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.

10. Và cuối cùng, luôn để đồ ăn vặt ở trong túi hay quanh mình để sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác nôn nao. Lạc rang, đậu phộng hoặc một số loại hạt như hạt dưa, hay trám, ô mai… cũng làm giảm đáng kể cảm giác nôn nao của bạn.

Chia sẻ