Học chữ sớm làm hạn chế khả năng tư duy của trẻ

,
Chia sẻ

Bắt trẻ học chữ quá sớm sẽ làm giảm khả năng phán đoán, óc tưởng tượng - một trong những yếu tố hình thành nên 1% trí thông minh ở trẻ.

Nhiều người vẫn cho rằng để con học chữ càng sớm bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu, tuy nhiên chính điều này lại gây ra những bất cập trong việc phát triển trí tuệ một cách toàn diện của trẻ.

Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là khoảng thời gian trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và trí nhớ rất tốt. Bạn chỉ cần đọc cho trẻ nghe bất kỳ câu chuyện nào trong cuốn sách, hôm sau trẻ sẽ tự cầm chính cuốn sách đó và đọc lại câu chuyện như thể đã biết chữ. Lúc này khả năng tưởng tượng và vận dụng trí nhớ của trẻ sẽ được phát huy một cách tối đa. Trẻ sẽ hứng thú với việc tìm tòi, sáng tạo thông qua tiếp xúc các hiện tượng xung quanh mình và giai đoạn này sẽ tạo bước đệm, cũng như nền tảng vững chắc giúp trẻ hào hứng với việc học chữ.
 
Độ tuổi thích hợp nhất để trẻ học chữ là từ 4 tuổi trở đi.

Bắt đầu từ 3 tuổi trở đi trẻ đặc biệt thích xem sách báo, tạp chí có nhiều tranh ảnh, màu sắc sặc sỡ. Mặc dù không biết chữ nhưng qua tranh vẽ trẻ có thể tự sáng tạo ra những câu chuyện của riêng mình mà vẫn hợp với hình ảnh trong sách. Thậm chí trẻ còn tự vẽ lại những hình ảnh mà trẻ tưởng tượng ra sau khi nghe những câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa… Giúp trẻ hoàn thành tốt giai đoạn phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng đó là cách tạo nên những thiên tài của mẹ đơn giản và lâu bền nhất.

Tuy nhiên rất nhiều ông bố bà mẹ vì muốn con mình nhanh giỏi nên có xu hướng cho con học chữ từ rất sớm (khoảng 2 – 3 tuổi). Thực ra việc biết chữ sớm như vậy sẽ hạn chế khả năng phán đoán, óc phân tích của trẻ với những hiện tượng xung quanh, nó khiến trẻ phải đi tắt và bỏ qua giai đoạn “tự sáng tác truyện”, một trong những yếu tố hình thành nên 1% thông minh (99% còn lại là cần cù) của trẻ.

Theo lời khuyên cả các chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe bà mẹ và trẻ em Trung Quốc cho biết, độ tuổi thích hợp để trẻ học chữ là khoảng 4 tuổi trở đi. Khi đó, khả năng tư duy trừu tượng của trẻ đã đạt đủ tiêu chuẩn để có thể chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tư duy lý tính.
 
TrangMT
Theo BB
Chia sẻ