Giúp con giảm áp lực khi học Toán

Xuka - Theo How,
Chia sẻ

Đôi khi trẻ cảm thấy khó khăn và chịu nhiều áp lực với những bài tập Toán được cô giáo giao. Một vài mẹo nhỏ sau đây mẹ có thể giúp con giải quyết khó khăn khi trẻ học Toán.

Dạo này chị Loan thấy bé Thảo hầu như chỉ chú tâm vào học các bài học tiếng Việt, bé hào hứng với các bài học cắt dán thủ công, vẽ… mỗi khi mẹ nhắc bé Thảo lấy sách vở ra học Toán là bé nhăn nhúm mặt mày, tỏ ra khổ sở không muốn làm. Chỉ đến khi mẹ lớn tiếng quát lên thì bé mới phụng phịu ngồi vào bàn. Quan sát thấy thái độ và hành động của con mỗi khi bị mẹ nhắc nhở học, bài chị Loan lấy làm lạ vì trước đây bé Thảo rất hào hứng với những con số trong Toán học, vậy mà gần đây khi nhắc nhở con làm bài tập chị thấy bé ngồi vào bàn học là cắn bút, vò đầu dứt tóc ánh mắt cứ ngập ngừng nhìn mẹ.

Đôi khi trẻ cảm thấy khó khăn và chịu nhiều áp lực với những bài tập toán được cô giáo giao về nhà. Từ đó mỗi khi phải hoàn thành bài tập trong khoảng thời gian nhất định trẻ có thể sẽ bị tâm lí lo lắng, sợ hãi dẫn tới việc học sa sút. Tuy nhiên, có nhiều cách để các mẹ giúp con mình tháo gỡ khó khăn, hoàn thành những bài tập Toán học một cách dễ dàng.

1. Để tháo gỡ khó khăn cho con trong khi trẻ làm các bài tập Toán học, mẹ hãy giúp con hoàn thành các vấn đề đầu tiên của trẻ. Hãy hỏi trẻ xem trẻ gặp khó khăn ở đâu, từ đó mẹ hãy giải thích cho con từng bước một khi con hoàn thành các bài tập đó. Nếu con cần giải thích thêm khi chưa hiểu, mẹ hãy lấy ví dụ trực quan nhất bằng việc mang những đồ vật thân thiết với con làm ví dụ để làm rõ vấn đề hơn. Một lưu ý với các mẹ là khi giúp con hoàn thành các bài tập, các mẹ phải tham khảo chương trình sách giáo khoa của con hoặc tham khảo những ghi chú con học ở trên lớp để có thể giúp đỡ con học theo và hiểu các khái niệm.
 

2. Khi con gặp khó khăn với bài tập được giao về nhà, mẹ hãy phá vỡ quy tắc bắt con hoàn thành tất cả các bài tập xong xuôi mới được nghỉ ngơi và vui chơi. Hãy đọc các bài tập được giao của con và phân nó thành các bậc khác nhau, xếp chúng theo dạng bài từ đơn giản đến khó hơn, như vậy trẻ sẽ dần dần làm quen được với mức độ khó của bài tập. Hơn nữa khi con được giao một số lượng lớn các bài tập, mẹ nên chia nhỏ và yêu cầu mỗi ngày con hoàn thành định mức bao nhiêu bài.

Ví dụ, nếu bài tập được giao về nhà là 20 bài cho kì ôn tập cuối năm, mẹ có thể chia ra cho con làm trong các học sinh hoàn thành trong vòng 4 hoặc 5 ngày, dành cho con những khoảng thời gian nghỉ ngơi trong khi mẹ kiểm tra chất lượng công việc của con. Bằng cách này, các mẹ không con phải nhìn thấy con lảng tránh khi học Toán, điều này cũng giúp các mẹ đạt hiệu quả cao trong việc quản lý chuyện học hành của con.

3. Sử dụng các dụng cụ trực quan như bàn tính hoặc các ví dụ về số đếm cụ thể để giúp con có cái nhìn chính xác về bài tập mình phải hoàn thành như vậy con sẽ dễ dàng ghi nhớ sự kiện về bài tập đó từ đó tránh tạo cho con cảm giác thất vọng mỗi khi làm Toán.

4. Mẹ hãy phát triển một trò chơi, sử dụng các ví dụ thực tế đời sống, hoặc tạo ra một động lực để giúp con cảm thấy vui mừng, thú vị khi được học Toán học. Ví dụ, nếu muốn giúp con cộng trừ nhanh, mẹ hãy phân công con mua một thứ gì đó khi cho con đi chợ cùng, trong quá trình con mua, mẹ hãy hỏi số tiền con phải trả là bao nhiêu, số tiền con nhận lại là bao nhiêu hoặc mẹ có thể nhân cơ hội khuyến khích con giải thích khái niệm mình đã học.

Chia sẻ