Đỏ mặt vì tật... sờ ti mẹ của con

Hoàng Anh,
Chia sẻ

Sau một thời gian ngắn cho Mi (2 tuổi) đi học lớp mầm, chị Nguyệt Minh bị cô giáo của bé gọi lên khiển trách vì cái tội “Mi suốt ngày đòi sờ ti các cô”.

Điên đầu vì tật sờ ti của con

Sau một thời gian ngắn cho Mi (2 tuổi) đi học lớp mầm, chị Nguyệt Minh (Võ Thị Sáu, Hà Nội) bị cô giáo bé gọi lên khiển trách vì cái tội “Mi suốt ngày đòi sờ ti các cô”. 

Tá hỏa, chị Minh tâm sự: “Ngay từ nhỏ, khi cho ti, Mi đã hay sờ lung tung như vậy. Mình cứ nghĩ đó chỉ là một cách giao tiếp giữa mẹ và con”. Thế nhưng đúng là sau 1 năm cai sữa, bé Mi vẫn tiếp tục hăng say với hoạt động này, chỉ cần thấy mẹ ở đâu là bé lao đến chộp lấy bằng được, mẹ giằng tay ra thì Mi khóc gào ầm ĩ. 

Có một lần, chị có anh bạn thân cũ tới nhà chơi nhân dịp ra ngoài Bắc công tác. Đang rót nước mời khách, không hiểu nàng Mi ở đâu xông ra vạch áo sờ ti mẹ. Cả chị cả khách đều ngượng chín mặt. Chị nhanh tay bế phốc bé lên trên phòng bàn giao cho ông bà trông hộ. 

Chuyện đang vào guồng, bị tình huống oái oăm xảy ra chị và người bạn kia ngại ngùng kết thúc nhanh câu chuyện và hẹn dịp tái ngộ. Tối đó, chị mắng con thì bé giãy đành đạch đòi “nữa cơ, nữa cơ”. 

Đêm nào cũng phải mò ra sờ ti mẹ bằng được, bé mới chịu ngủ. Chị đành chặc lưỡi: “Ôi bọn trẻ con, lớn mong là sẽ khác”. 

Đỏ mặt vì tật... sờ ti mẹ của con 1
Có rất nhiều tâm sự như thế này trên diễn đàn (Ảnh minh họa)

Thế là chị phải “sống chung” với sở thích của con. Giờ đây khi đã gần 2 tuổi, bé lại hơi nhát, anh chị quyết định cho con đi học trường mẫu giáo gần nhà cho mạnh dạn hơn. Ai dè, đi được vài buổi thì chứng nào tật nấy. 

Hôm đó, chị đưa con về, chưa thay xong quần áo, Mi đã “ti cơ ti cơ”, chị đang cơn giận, đánh đét cho con một trận. 

Rồi vụ sờ ti của bé Vừng nữa. Vừng năm nay đã 3 tuổi nhưng vẫn duy trì sở thích sờ ti. 

Cái đáng nói là sau khi cho Vừng cai sữa, chị Tú Linh (Ngọc Hồi, Hà Nội) cũng thấy bé ham sờ ti và chị nhận định đây là một thói quen không ổn. Chị quyết cai bằng được khoản đó của bé. Sau vài lần dọa dẫm, bé cũng thôi thật nhưng chuyển từ sờ ti mẹ sang sờ ti người khác. 

Nạn nhân đầu tiên là bố. 

Thời gian đầu cai sờ ti, chị cách ly bé với mình, cho Vừng ngủ với bố ở phòng khác. Sau một thời gian, mắt bố như con gấu trúc sưng húp vì không ngủ được. Anh chia sẻ: “Đêm nào Vừng cũng vặn vẹo ti bố, không thể chợp mắt được một phút”. 

Rồi cứ thấy bố hay ông thậm chí là bác hàng xóm diện áo ba lỗ mà ti ngấp nghé là bé thể nào cũng lao tới vồ. Xong nhiệm vụ thì Vừng cười khoái trá. Cả nhà chẳng biết cười hay khóc với thói quen này của cục cưng. Dọa nạt, quát mắng,  thậm chí đánh con đủ kiểu mà Vừng vẫn không chịu thay đổi.

Giúp bé cai sờ ti

Sở thích này bắt nguồn từ việc bé yêu thương và muốn gần gũi mẹ hơn. Hành động này giúp bé thấy thư thái, yên tâm và có cảm giác an toàn. Tuy nhiên đúng là sở thích này sẽ là tai hại nếu biến thành thói quen. Và đương nhiên nếu bé nghiện sờ ti mẹ hay ti người khác thì lỗi đầu tiên là do chính người lớn. 

Việc “dung túng” và nghĩ rằng: “Không sao đâu, lớn con sẽ hết, sẽ khác, sẽ thay đổi” là một sai lầm. Bởi sở thích này sẽ dễ dàng dẫn tới thói quen khó bỏ ở bé. 

Đỏ mặt vì tật... sờ ti mẹ của con 2
Nhiều chị em không biết nên trị tật này của con như thế nào? (Ảnh minh họa)

Ngay từ đầu cha mẹ cần dứt khoát và không nên tạo cho bé thói quen vừa bú sữa mẹ vừa sờ ti. Kể cả lúc bé bú sữa, người mẹ nên cầm nắm lấy tay để con cũng cảm nhận được hơi ấm từ tay mẹ chứ không cần thiết phải "lan man" sang các vùng khác. 
 
Chị Minh Hương (Quận 3, TP HCM) chia sẻ bí quyết cai sờ ti mẹ cho bé Tí - con chị như sau. Tí rất thích sờ ti mẹ và khi thấy con càng ngày càng “lộng hành”, lúc mẹ vắng nhà đi công tác, Tí sờ cả ông và bố, cả nhà lo lắng bé đi học sẽ không ngoan. Biết tính con sợ bác sĩ, chị dặn bé là: “Từ giờ Tí đừng sờ ti mẹ, bố và ông hay bất kỳ ai nhé. Vì bác sĩ bảo bạn nào mà sờ ti là phải tiêm rất đau vào tay”. 

Nói đúng chỗ sợ, Tí từ đó không sờ ti mọi người hẳn. Khi nào “lỡ lầm”, bé giật nảy mình và mẹ gườm gườm bảo: “Một lần nữa là mẹ gọi bác sĩ thật nhé. Lần này coi như mẹ không nhìn thấy”. Thế là bé rụt phắt tay lại. 

Hay mẹ Hạ Lan (Hàng Thiếc, Hà Nội) chia sẻ cách cai sờ ti của bé Hin, đó là cứ khi nào Hin nhăm nhe sờ mẹ, chị lại trêu lại bé như thế. Hin tỏ ra khó chịu và gắt lên: “Ơ, sao mẹ lại trêu con”. 

Thế rồi một lần đưa bé đi chơi, giữa "thanh thiên bạch nhật" chị cũng trêu bằng cách nhéo ti con. Hin khó chịu lắm bảo "hitle mẹ". Chị Lan lúc đó mới từ từ phân tích: “Đấy, con thấy không, mẹ cũng không thích bị con sờ ti đâu. Thế giờ không ai trêu ai nữa nhé”. 

Nhắc lần đầu đương nhiên bé chưa ngấm nhưng vài lần bị mẹ và cả bố cùng trêu, Hin tức lắm và dần dần bỏ thói quen này. 



Bố mẹ mời mãi mà ông khách không ở lại chơi. Thấy thế Bờm liền chạy ra gạ gẫm: 
"Chú ở lại nhà cháu chơi đi rồi cháu cho chú sờ ti mẹ!".
Đỏ mặt vì tật... sờ ti mẹ của con 3


Chia sẻ