Dinh dưỡng “3 không” cho thai kỳ khoẻ mạnh

Saga,
Chia sẻ

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, việc thiếu hụt hay dư thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi. Sau đây là 3 thói quen ăn uống mẹ bầu cần thay đổi, để thai kỳ khoẻ mạnh.

Không ăn uống quá độ

Phụ nữ mang thai cần tăng cường nhu cầu dinh dưỡng hơn thời kỳ không mang thai, nhưng không nên ăn quá độ. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần thiết kế chế độ ăn thật khoa học với 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Khoảng cách giữa các bữa chính là từ 4 - 5 tiếng, khoảng cách giữa bữa chính với bữa phụ là từ 2 - 3 tiếng. Nhu cầu năng lượng của mẹ bầu cao hơn bình thường, 350 - 470 kcal, khoảng 2550 - 2670 kcal/ ngày. Trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng từ 6 – 8 kg, mẹ bầu có sức khỏe bình thường cần tăng 10 - 12 kg và mẹ bầu thiếu cân cần tăng từ 15 – 18 kg.

Nếu ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ hoặc các loại thịt khó tiêu sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá, dạ dày… Nếu mẹ bầu ăn uống quá nhiều mà vận động ít, tăng cân nhiều dẫn đến béo phì, không chỉ ảnh hưởng đến tim, thận, gây bệnh tiểu đường mà còn gây khó sinh. Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung đủ nước (2 - 2,5 lít/ngày) để giữ cơ thể khỏe mạnh, tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa một số triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là táo bón. Nên bổ sung đủ nước, uống nước đều đặn, ngay cả khi không khát, còn đảm bảo cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh bởi 90% cơ thể thai nhi lúc này là nước.

Dinh dưỡng “3 không” cho thai kỳ khoẻ mạnh 1

Không ăn chay trong thời gian dài

Đa số thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ thai nhi như DHA, Axít Folic, Choline… đều có nhiều trong thức ăn động vật. Nếu mẹ bầu ăn chay trong thời gian dài sẽ khó đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của con.

Các nghiên cứu cho thấy mẹ bầu ăn chay trong thời gian dài thì con sinh ra dễ bị thiếu Vitamin B12, Axít Folic là nguyên nhân gây ra một số dị tật ở não, hở đốt sống và gây thiếu máu. Suốt giai đoạn phát triển trong những năm đầu đời, trẻ sẽ chậm phát triển các khía cạnh then chốt như trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp, không đạt được các kỹ năng ở những cột mốc đánh giá.

Không ăn kiêng

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng, với tỷ lệ tương đối: 15% đạm, 60-65% tinh bột, 20-25% chất béo và đầy đủ các vitamin và các khoáng chất. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra chế độ ăn uống của mẹ bầu cần chú trọng về “chất” nhiều hơn là “lượng”.

Dinh dưỡng “3 không” cho thai kỳ khoẻ mạnh 2

Một số mẹ bầu vì bị nghén dẫn đến biếng ăn, hoặc do sợ tăng cân nên kiêng đủ thứ, dẫn đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ bầu và sự phát triển của con. Mẹ bầu ăn kiêng có thể dẫn đến thiếu sắt gây ra tình trạng thiếu máu; thiếu hụt Axít Folic là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến dị tật ống thần kinh thai nhi; thiếu Canxi ảnh hưởng đến hệ xương của con. Mẹ bầu bổ sung không đầy đủ chất đạm, DHA… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của bé sau này.

Mẹ bầu cần bổ sung đủ các dưỡng chất cho sự phát triển não thai nhi

Suốt thai kỳ, 3 dưỡng chất quan trọng, mẹ bầu cần bổ sung để giúp thai nhi phát triển tối ưu não bộ gồm 150 – 200mg DHA (có nhiều trong cá hồi, trứng, thịt…), 450mg Choline (có trong các loại rau xanh thẫm…), và 600mcg Axít Folic (có nhiều trong gan động vật, ngũ cốc nguyên cám, bột mỳ, cam, bưởi, rau có mầu xanh thẫm…). Ngoài chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu cần bổ sung thêm 2 ly Enfamama A+ để đảm bảo cung cấp đầy đủ DHA, Axít Folic, Choline cùng những dưỡng chất quan trọng khác cho con như Canxi, Sắt, Kẽm, Vitamin A, D, Vitamin nhóm B…

Dinh dưỡng “3 không” cho thai kỳ khoẻ mạnh 3


 

Chia sẻ