Để trẻ luôn cảm thấy ngon miệng khi ăn

June – Theo Manka,
Chia sẻ

Dạo này, cứ đến bữa ăn, vẫn được mẹ bón cho từng thìa, thức ăn liên tục thay đổi thực đơn và chế biến ngon mắt, nhưng cu Tít chỉ ăn được vài thìa là tỏ ra chán nản.

Thấy con như vậy chị Linh vô cùng lo lắng và không biết cách nào để cho cu Tít ăn uống có cảm giác ngon miệng hơn.

Thông thường, các bà mẹ luôn than phiền vì con mình không có nhu cầu ăn uống thực sự. Các mẹ lo lắng vì không chịu ăn, con sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên đối với trẻ khi từ chối thức ăn việc đầu tiên của mẹ là nên tìm ra nguyên nhân làm giảm khả năng thèm ăn để xác định và bắt đầu điều trị cho trẻ.

Trong trường hợp khác, mẹ hãy tìm ra nguyên nhân trong khâu tổ chức bữa ăn cho trẻ từ việc chế biến, đến khẩu phần… thức ăn của trẻ mà không nên gây áp lực tâm lí buộc con phải ăn khiến trẻ khó chịu.

Bên cạnh đó một vài lời khuyên sau đây để các mẹ giúp con mình ăn uống luôn ngon miệng.

Để trẻ luôn ngon miệng các mẹ nên cho con ăn tại bàn ăn trong khoảng thời gian nhất định. Trong giữa các bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn nhẹ buổi chiều và ăn tối, mẹ không nên cho trẻ em ăn vặt bất kỳ thực phẩm nào. Mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, vì đồ ngọt có khả năng làm giảm sự thèm ăn của trẻ trong một thời gian dài.

Đối với đồ uống như sữa, mẹ cũng phải cho con uống trong khung thời gian nhất định. Lượng chất lỏng tuân theo quy định để đáp ứng các nhu cầu phát triển phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trong từng ăn một bữa ăn, lượng chất lỏng có thể tuân theo như sau: Bữa sáng - sữa, ca cao, chè; Bữa trưa - sữa, sữa chua, chè, trái cây; Bữa ăn tối - súp, nước trái cây, sữa ong chúa.

Khi cho con ăn không nên vội vàng cũng không nên quá chậm chạp và không để trẻ vừa ăn vừa nô đùa quanh bàn ăn. Thời gian ăn bữa tối không nên quá 30 phút. Thức ăn cho bé phải được nấu cẩn thận và mềm. Khi trẻ ăn cần để trẻ nhai bình tĩnh điều này sẽ khiến quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra thuận lợi hơn.

Trong bữa ăn, điều quan trọng là không nên tạo áp lực cho con bằng những lời nói gay gắt, không nên khiển trách, thảo luận, bắt lỗi những hành động là trò đùa chưa đúng của trẻ. Tất cả mọi thứ đều có thời gian của nó! Do đó thời gian con ăn, cha mẹ nên để trẻ tập trung vào việc ăn uống, tất cả những vấn đề khác hãy tạm thời gác lại phía sau. Luôn cố gắng để tạo ra một bầu không khí vui tươi, việc mỉm cười với trẻ trong bữa ăn cũng kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Không ép con ăn những gì con không thích. Nếu con không thích ăn bắp cải… thì mẹ không nên ép con ăn ngay lúc đó mà hãy tiếp tục kiên trì đặt nó trong các món canh khác để dần dần con tập làm quen. Hãy cho con được lựa chọn thức ăn cho mình, điều đó sẽ khiến trẻ hào hứng khi ăn. Nhẹ nhàng cung cấp thức ăn cho trẻ và thể hiện thái độ bình tĩnh khi con phản đối loại thức ăn nào đó, điều này sẽ ngăn chặn tất cả các tranh cãi về thực phẩm trong bữa ăn của trẻ.

Hãy cho trẻ chế biến, bày biện thức ăn của mình trẻ sẽ nhiệt tình hơn khi ăn. Cho phép trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn, mẹ có thể cắt nhỏ thức ăn và cho con dùng đũa để khuyất. Khi được tham gia vào quá trình nấu nướng, trẻ thường được kích thích cảm giác ngon miệng.

Ngoài ra mẹ cũng có thể bày ra trò chơi ăn uống cho con với búp bê, khen búp bê mỗi khi con cho búp bê ăn thật giỏi, điều đó cũng sẽ góp phần tác động trẻ ham ăn hơn để giỏi hơn búp bê và được mẹ khen.

Chia sẻ