Dấu hiệu bé bị thiếu máu

,
Chia sẻ

Con bạn đang hoạt động vui vẻ đột nhiên xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi, suy nhược, và khuôn mặt trở nên nhợt nhạt. Đó là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

Thiếu máu là một tình trạng trong đó có sự thay đổi xuống mức thấp bất thường của tế bào hồng cầu và sắc tố trong cơ thể. Hồng cầu là tế bào mang oxy, vì vậy khi chúng ít đi về số lượng, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tạo ra đủ oxy. Để xác định bệnh thiếu máu ở người lớn không phải là một công việc khó khăn, vì chúng thể hiện dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, theo dõi các triệu chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh không dễ buộc cha mẹ phải để tâm quan sát các biểu hiện cơ thể của trẻ.


Các dấu hiệu điển hình nhất của bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh là mệt mỏi, suy nhược, biếng ăn, hay hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái. Điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ để điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân chính gây thiếu máu:

Sự bất thường trong huyết cầu tố

Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu tố có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Điều này làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết, thiếu máu xảy ra. Một trong những ví dụ là thiếu máu hồng cầu hình liềm. Tuy nhiên, vấn đề này không quá phổ biến với các em bé.

Hình dạng của tế bào hồng cầu bất thường

Huyết mạch là những ống nhỏ chạy khắp cơ thể. Thông thường, các tế bào máu đỏ có hình dạng của một chiếc bánh rán, tạo cho chúng sự linh hoạt, đủ để đi qua những đoạn nhỏ của ống. Tuy nhiên, nếu các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường, chúng có thể bị kẹt trong ống lưu thông dẫn đến thiếu máu.

Biến dạng trong tủy xương

Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nên ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu bình thường.
 

Thiếu dinh dưỡng thích hợp

Để tạo hồng cầu, cơ thể cần đủ lượng sắt B12, và vitamin. Một khi cơ thể thiếu sắt và vitamin dẫn đến sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra ở trẻ trên một tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng. Trẻ bú sữa mẹ hầu như không gặp phải vấn đề này.

Nguyên nhân khác

- Nhiều bệnh mãn tính khác cũng có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào và giảm số lượng của tế bào hồng cầu.

Nhiễm độc chì có thể gây ra thiếu máu ở trẻ em.

Giải pháp:

- Cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân thiếu máu và điều trị.

- Nếu trẻ thiếu máu do thiếu sắt thì cần cho trẻ uống nhiều sữa và ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm giàu sắt như: gan, thịt nạc, trứng, thịt gà, cá, các loại đậu, trái cây sấy khô, khoai lang, rau xanh, bơ đậu phộng...

Ngoài ra có thể cho trẻ uống thêm vitamin bổ máu theo liều lượng kê đơn của bác sỹ.
An Khánh
(Theo BC)
Chia sẻ