Chủ động giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa

Admicro - Thanh Thảo,
Chia sẻ

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao.

Ước tính đến năm 2010, nước ta còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi và khoảng 520.000 trẻ em gầy còm. So với thế giới, chỉ số phát triển con người của Việt Nam mặc dù tăng nhưng hiện chỉ đạt mức trung bình thấp, xếp thứ 128 trong số 182 quốc gia được khảo sát (số liệu trích Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030).

Chủ động giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa 1

1/3 trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi thấp còi

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Việt Nam năm 2010, cứ khoảng 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu cân. Cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Hơn nửa thế kỷ qua, chiều cao của người Việt Nam có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tầm vóc của người Việt Nam còn thua kém rất nhiều so với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á và càng xa hơn với các quốc gia châu Âu, châu Mỹ. Điều này cho thấy nhận thức của các ông bố bà mẹ về việc chăm sóc cho các bé có một thể chất và tầm vóc tương xứng cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, các yêu tố ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ em bao gồm dinh dưỡng, môi trường, di truyền và thể dục vận động. Trong đó, yếu tố di truyền chỉ chiếm 20% trong việc phát triển tầm vóc của trẻ, còn lại là các yếu tố dinh dưỡng, thể dục vận động và môi trường bên ngoài. Như vậy, các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể chủ động tác động đến tầm vóc của con thông qua việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ hàng ngày.

Để cải thiện tầm vóc của trẻ em, ngoài việc phân bổ bữa ăn hợp lý, các ông bố bà mẹ cần lưu ý đến các giải pháp can thiệp liên quan đến việc tăng trưởng chiều cao, lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, vận động ngoài trời, tập thể dục, chích ngừa. Đặc biệt, giai đoạn 1 – 8 tuổi trẻ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để làm nền tảng cho việc phát triển chiều cao vào độ tuổi dậy thì.

Chủ động giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa 2

Giải pháp can thiệp tăng chiều cao

Chiều cao của trẻ không chỉ bắt nguồn từ một thực đơn hấp dẫn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng một cách thông minh của các bà mẹ. Một số nghiên cứu khoa học do nhóm giáo sư Hàn Quốc thực hiện đã chứng minh rằng sữa non là một hỗn hợp của những thành phần hoạt chất sinh học giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ do sữa non chứa các thành tố tăng mật độ, thể trọng và trọng lượng xương, thúc đẩy sự hình thành xương và ngăn chặn sự phá hủy cấu trúc của xương.

Thành phần sữa non chuẩn hoá (CBP) trong sản phẩm men vi sinh Lackid mà một trong những dưỡng chất giúp bé tăng trưởng chiều cao và sức đề kháng. Các thành phần hoạt chất có trong sữa non được xác định cung cấp nhiều dưỡng chất giúp kích thích sự phát triển của đường tiêu hóa nhiều hơn so với những loại sữa thông thường.

Nhằm hỗ trợ các dưỡng chất có tác dụng khi đi vào cơ thể, trong một số trường hợp các nhà khoa học cũng khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cho con sử dụng men vi sinh phù hợp. Lackid với thành phần là sữa non chuẩn hóa (CBP), bổ sung 5 loại lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus plantarum, Lactobacilluss acidphilus, Bifidobacteriumlongum và Streptococcus faecalis theo khuyến cáo của WHO để trẻ hấp thu tối đa, tăng trưởng và bảo vệ xương cho trẻ.

“Các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể tác động đến tầm vóc của con, giai đoạn 1 – 8 tuổi trẻ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển chiều cao tối ưu khi trưởng thành”.
Chia sẻ