Chọn thuốc chống hăm tã, tưởng khó mà không khó

Admicro,
Chia sẻ

Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm với các tác nhân kích ứng từ bên ngoài nên dễ bị hăm tã tấn công.

Để ngăn ngừa hiệu quả, mẹ cần tạo cho da bé một “lớp màng bảo vệ” bằng cách bôi thuốc chống hăm, thế nhưng loại thuốc nào mới là tốt nhất cho làn da bé yêu?

Đi tìm loại thuốc tạo “lớp màng bảo vệ” hiệu quả nhất

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống hăm: dạng kem, bột, nước, hồ hay dạng mỡ… Chúng ta hãy cùng xem xét ưu khuyết điểm của từng dạng chế phẩm để tìm ra loại thuốc chống hăm tốt nhất cho bé yêu của mình nhé.

- Thuốc chống hăm dạng kem và dạng nước: Hai loại thuốc chống hăm này đều có dạng bào chế là dầu trong nước. Tùy theo tỉ lệ lượng dầu so với lượng nước trong cùng một thể tích mà chế phẩm được định là kem hay nước theo thứ tự tỉ lệ dầu từ nhiều đến ít. Đặc điểm của dạng bào chế này là dễ tan trong nước nên sẽ tan theo nước tiểu của chính bé và đương nhiên không thể tạo được lớp màng bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây kích ứng. Ngoài ra, do tỉ lệ nước là chủ yếu nên vi khuẩn rất dễ thâm nhập vào thuốc. Để bảo quản tốt cho thuốc ở dạng bào chế này, nhà sản xuất thường phải bổ sung thêm các chất bảo quản hay một số tá dược có tiềm năng gây kích thích, gây dị ứng hay gây độc mà lại không có tác dụng chữa trị hăm tã.

- Thuốc chống hăm dạng bột: Tiêu biểu là phấn rôm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc thoa phấn rôm gia tăng tình trạng bí bức cho da bé, đồng thời các phân tử phấn rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ, tạo khoảng trống cho các enzyme trong chất thải xâm nhập vào da bé. Phấn rôm thường bị vón cục khi gặp mồ hôi, gây bít lỗ chân lông, làm da bé không “thở” được, nguy cơ hăm tã càng tăng cao. Ngoài ra trong các loại phấn rôm còn chứa chất tạo mùi, dễ gây kích ứng làn da. Các hạt phấn li ti dễ gây nguy hiểm cho phổi khi bé hít phải hoặc có thể rơi vào mắt bé

- Thuốc chống hăm dạng hồ: có dạng bào chế nước trong dầu nhưng tỉ lệ dầu quá cao khiến cho dung dịch quá đặc sệt, gây khó khăn trong việc thoa lên da bé và phải mạnh tay khi chùi rửa, gây trầy xước da bé. Da bị trầy xước là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, tình trạng sệt của thuốc chống hăm dạng hồ sẽ gây bít lỗ chân lông, da bị bí cũng là môi trường thuận lợi cho hăm tã trở nặng.

- Thuốc chống hăm dạng mỡ: hay còn gọi là thuốc mỡ, có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, mà không ngăn chặn quá trình “thở” của da, vừa dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh.

Chọn thuốc chống hăm tã, tưởng khó mà không khó 1
Mẹ hãy chọn loại thuốc chống hăm tốt nhất để mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho làn da bé yêu

Giáo sư Krafchick – Trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto – Canada cho biết: “Thuốc mỡ chính là giải pháp phù hợp nhất để trang bị một “lớp màng bảo vệ” hữu hiệu quanh vùng da quấn tã của bé, giúp bé có một làn da mịn màng, khỏe mạnh, lại vừa lành tính nên mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé mỗi ngày mà không sợ kích ứng da”.

Bí quyết chọn loại thuốc chống hăm “lành tính” nhất

Để bảo vệ làn da bé yêu tránh xa hăm tã, mẹ cần bôi thuốc chống hăm hàng ngày cho bé, trước mỗi lần quấn tã. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống hăm 24/24 sẽ làm nhiều mẹ lo lắng: liệu các thành phần hoá dược trong thuốc có gây kích ứng làn da vốn đã rất mỏng manh của bé yêu? Để ngăn chặn tình trạng này, bí quyết để mẹ chọn loại thuốc “lành tính” nhất cho bé yêu là: không chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản.

Để đáp ứng các nguyên tắc trên, mẹ có thể chọn loại thuốc mỡ có chứa bộ đôi Lanolin và Dexpanthenol. Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên), có cấu tạo lipid gần gũi với chất bã nhờn của người. Với tính chất bán thông thoáng, Lanolin vừa có chức năng tạo “hàng rào bảo vệ” không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân, vừa không ngăn cản sự trao đổi khí ở da bé giúp da bé luôn khỏe mạnh. Trong khi đó, Dexpanthenol (tiền Vitamin B5) rất hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục hăm tã nhanh chóng. Tất cả các hoạt chất trong thuốc mỡ tác động kép Dexpanthenol và Lanolin đều nằm trong danh sách được chứng nhận an toàn, kể cả khi nuốt phải, nên rất an toàn khi sử dụng cho bé.

Bé yêu cần nhiều hơn những gì bé có thể nói. Vì vậy, mẹ hãy chú ý lắng nghe những điều mà làn da bé “nói“ để chọn ra sản phẩm tốt nhất cho thiên thần nhỏ của mình nhé!

Chọn thuốc chống hăm tã, tưởng khó mà không khó 2

Click vào đây để xem thông tin chi tiết của thuốc mỡ Bepanthen

Để cập nhật những kiến thức và phương pháp giúp làn da của con luôn được mịn màng, khô thoáng và an toàn cả ngày, cha mẹ có thể tham khảo Fanpage Hơi Thở Cho Làn Da Bé tại https://www.facebook.com/HoiThoChoLanDaBe.

Để hình dung hăm tã có thể ảnh hưởng đến con như thế nào nếu cha mẹ không chú ý đề phòng, cha mẹ có thể xem clip hài Vì sao đưa em đến tại: https://www.youtube.com/watch?v=sFp_HbwD0bA.


?rel=0
Chia sẻ