Biết lắng nghe để dạy con tốt hơn

,
Chia sẻ

Nhiều bậc phụ huynh không biết lắng nghe cũng là một phương pháp tốt để dạy con. Có lắng nghe mới hiểu và đưa ra được những khuyên nhủ tốt nhất cho con mình

Câu nói: “Dậy con từ thưở còn thơ...” đến nay vẫn khẳng định tính khả thi của nó. Khi trẻ mới sinh ra, bé nào cũng như bé nào đều như những trang giấy trắng, bố mẹ vẽ lên tờ giấy trắng đó như thế nào thì sẽ có bức tranh như thế trong tương lai. Khi trẻ lớn lên, trưởng thành, có thành đạt hay không, đạo đức thế nào đều phụ thuộc vào cách dậy bảo vào sự hiểu biết của bố mẹ.

 

Nhưng dậy con cũng là một nghệ thuật!

 

Việc dậy con trong các gia đình hiện nay đang có nhiều xu hướng khác nhau, người thì cho rằng muốn con ngoan thì phải đe cho con biết sợ ! Phải thật nghiêm! Có quan điểm ngược lại giáo dục không phải dùng đến biện pháp mạnh!

 

Thực tế trong nhiều gia đình, bố mẹ thường có những cách dậy con không giống nhau, ở gia đình chị T cũng vậy. Khi con gái lớn bắt đầu vào học lớp 1, là lúc công việc dậy kèm con học ôn bài ở nhà trở thành chủ đề thường được đưa ra tranh luận. Ai cũng có quan điểm riêng của mình và cho rằng quan điểm của mình là đúng hơn cả.

 

Mỗi khi con gái làm bài sai hoặc viết chữ xấu, mẹ lại quát và doạ đánh con nếu như còn viết hoặc làm sai! Bố thì cho rằng làm điều đó là sai lầm! Làm bố mẹ, khi dậy con phải đặt địa vị của mình vào chỗ của con, hiểu được tâm lý của con, con đang trong quá trình chuyển giai đoạn từ chỗ vui chơi tự do sang học tập nghiêm túc, đòi hỏi phải có thời gian nhất định để làm quen. Khi dậy con học ở nhà nên hoà cùng với con, hướng dẫn con học bằng nhiều cách như dùng hình ảnh để minh hoạ cho bài học, có phải chăng là do chị T quá mệt mỏi với công việc của mình ở cơ quan! Hay là chưa thật sự hiểu tâm lý của con trẻ.

 

Những cách dậy con bằng cách doạ như vậy là tiềm ẩn những mối nguy hại rất lớn đối với trẻ. Từ chỗ trẻ sợ sệt, nhiều lần tạo thành phản xạ hoảng sợ về tâm lý, gây ra những hành động tiêu cực của chúng trong hành động. Và lé tránh khi đến giờ học của trẻ và dẫn đến việc trẻ mất tự tin vào chính bản thân mình.

 

Cũng là dậy con học bài ở nhà nhưng với anh Hoà ở Hải Phòng lại có cách dậy khác. Anh đã nắm bắt được tâm lý của con trong khi học bài. Anh Hoà nói : “ Khi cho con học bài gì, anh đều xem qua một lượt rồi có hướng dẫn mẫu cho con rồi để con tự giác ngồi học mà không cần luôn ngồi bên cạnh để xem con học. Như vậy, cháu học bài với tâm lý rất thoải mái không gò bó, không có người giám sát mà kết quả học tập rất tốt. Khi nào có chỗ nào không hiểu cháu gọi tôi ra để hướng dẫn”.

 

Đó cũng chính là một nghệ thuật trong cách dậy con mà không phải bố mẹ nào cũng ý thức ra điều này.

 

Bố mẹ hãy biết lắng nghe để dạy con tốt hơn!

 

Trong quá trình nuôi dưỡng và dạy bảo con, bố mẹ thường hay lấy quyền làm bố mẹ để áp đặt con phải làm điều này điều kia, những việc làm hay suy nghĩ của con đều là sai…chính điều này dẫn đến việc chệch hướng trong phương pháp dạy con của nhiều bố mẹ.

 

Lắng nghe cũng là một phương pháp tốt để dạy con. Nếu như bố mẹ không có những quan sát và cảm nhận xem con cái đang muốn gì ở bố mẹ, tâm lý của trẻ ở từng độ tuổi như thế nào từ đó có những lựa chọn kỹ năng dạy con, đó là yếu tố quan trọng để hỗ trợ trẻ phát triển thuận lợi hơn.

 

Muốn dạy con tốt, bố mẹ cần hiểu được con, để làm được điều này thay vì hay tra xét con hãy thường xuyên trò chuyện với con thật cởi mở không gượng ép, gây niềm tin cho bé. Khi trò chuyện với trẻ bố mẹ cần lắng nghe vừa là tôn trọng khi con nói, vừa khuyến khích để trẻ nói những mong muốn của mình. Trong khi trò chuyện tuỳ theo nội dung của câu chuyện để có những lời khuyên nhủ, nhắc nhở, giải quyết tình huống, phân tích đúng sai, nhằm làm cho con hiểu và nhận thức đúng những việc làm của mình.

 

Khen ngợi trẻ cũng là cách dạy con tốt!

 

Tâm lý của bé nào cũng vậy, rất thích được đón nhận những lời khen ngợi từ bố mẹ khi làm được việc tốt. Khen ngợi, đó cũng là cách để khuyến khích trẻ tích cực hơn trong học tập, làm việc và hoàn thiện mình hơn trong quá trình phát triển trí tuệ. Những lời khen thưởng đúng mức sẽ giúp trẻ tạo dựng được sự tự tin và mạnh dạn trong học tập. 

 

Mẹ bé Gia Hân tâm sự: “Mặc dù bé Gia Hân mới có 25 tháng nhưng rất hay trò chuyện với mẹ. Mỗi khi bé tự mình xúc ăn hết bát cơm là mẹ khen ngợi bé ngoan và giỏi, bé thích lắm lần sau lại nói với mẹ : Để con tự xúc cơm ăn cho. Có lúc được khen Gia Hân cười rất tươi và tự khen mình luôn : Cún giỏi nhỉ “.

 

Bố mẹ hãy là người luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu những mong muốn của con trẻ, cảm nhận để nắm bắt được những tâm lý của con mình, đưa ra và lựa chọn những kỹ năng dạy bảo con một cách tốt nhất phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ.

Lê Gia Phong

Chia sẻ