Bé có bị tăng động giảm chú ý?

,
Chia sẻ

Hiếu động thái quá và bốc đồng là 2 dấu hiệu của tăng động giảm chú ý (mặc dù không phải tất cả mọi trẻ bị ADHD đều hiếu động).

Bé chưa bao giờ lắng nghe những hướng dẫn của cha mẹ. Dường như bé nhà bạn đang bị mấy con kiến bò trong người. Bạn hy vọng bé sẽ thay đổi nhưng bạn cũng có chút nghi ngờ chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) chính là thủ phạm. Làm thế nào để biết?

Những dấu hiệu “đỏ”?

Hiếu động thái quá và bốc đồng là 2 dấu hiệu của tăng động giảm chú ý (mặc dù không phải tất cả mọi trẻ bị ADHD đều hiếu động). Nhưng những biểu hiện khác như khó tập trung, không hoàn thành nhiệm vụ, khó tuân thủ theo hướng dẫn, khó ghi nhớ hay ngồi lâu (tất cả đều có thể gặp ở hầu hết các trẻ).

Sự phát triển của trẻ là không giống nhau ở từng cá nhân.

Những vấn đề khác về phát triển?

Sự phát triển của trẻ là không giống nhau ở từng cá nhân. Điều này có nghĩa mọi trẻ đều có nhịp phát triển của riêng mình. Nếu trẻ có sự phát triển chậm trễ trong vận động, ngôn ngữ hoặc các kỹ năng khác thì đừng chần chừ. Những sự chậm trễ này có thể được gắn với ADHD nhưng cũng có thể là một biểu hiện về khả năng kém cỏi trong học tập và nếu được chẩn đoán sớm sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.

Nếu ADHD từng xuất hiện trong gia đình bạn thì bạn càng nên cho trẻ kiểm tra sớm.

Trẻ học trường nào?

Có một luận cứ mạnh hơn về việc khoan thực hiện test nếu trường mẫu giáo con học khác môi trường sống trước đây của con. Khi đó, hãy đợi từ 3-6 tháng để trẻ tự điều chỉnh.

Ngoài ra, có thể nhờ cô giáo ưu tiên cho trẻ ngồi ở giữa và hàng đầu hay 1 chương trình can thiệp hành vi nếu thực sự cần cho trẻ.

Học hành “tụt lùi”?

Nếu việc học của trẻ có vấn đề, liên tục bị khiển trách, chất lượng học tập đi xuống hoặc có các hành vi gây nguy hiểm, thì đừng chần chừ. Hãy đưa trẻ đi kiểm tra ngay.

Theo Dantri
Chia sẻ