Bẫy chết người với trẻ từ chậu cây cảnh trong nhà

,
Chia sẻ

Mẹ Hưng hốt hoảng chạy sang gọi bác Lan: “Không biết cháu bị làm sao. Mới ngậm một mẩu cây vạn niên thanh để ở ban công tầng 2 mà miệng và lưỡi bị sung to, tấy đỏ."

Hiện nay, có rất nhiều loại cây cảnh, được trồng và phổ biến ở các gia đình. Nhưng ít bố mẹ ngờ được nó lại chứa những nguy hiểm chết người.

Cây vạn niên thanh (Cây minh ti thuộc họ Ráy)

Cây vạn niên thanh thực chất là cây minh ti, thuộc họ ráy có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Có rất nhiều chủng minh ti với màu lá khác nhau tránh nhầm với các loài vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema modestum, làm cảnh và làm thuốc). Tất cả bộ phận của cây minh ti đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này.

Nhựa cây minh ti gây ngứa và nếu chẳng may dính vào mắt thì rất khó chịu; ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng... Các bé con nếu hái lá, ăn lá, ra hoa, hải quả ăn sẽ bị ngộ độc.

Nếu bé không may dính nhựa cây minh ti bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng (ấm) vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính nhựa vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm.

Cây trúc đào

Trẻ em chỉ cần ăn phải một lá cây trúc đào có thể dẫn tới tử vong. Đã có rất trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào. Mọi phần trên cây trúc đào đều độc. Không cần phải dính mủ trúc đào mà chỉ cần vô tình hít phải khói từ cây trúc đào bị đốt cũng gây ra vấn đề.

Trong nhựa của cây trúc đào có các glucosid độc, chủ yếu là oleandrin (còn gọi là neriolin) với tỷ lệ 0,7 – 1/1000, là chất có tác dụng mạnh đối với tim. Nếu dùng đúng liều quy định thì có tác dụng trợ tim, nếu dùng quá liều thì sẽ ngộ độc.

Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng: Nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.  Chất độc của cây trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình phơi khô sấy. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.
 
Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng. Bố mẹ cần cảnh giác không để con bẻ, hái lá và hoa trúc đào.
 
Hoa Hồng môn

Loại cây này cũng được trồng làm cây cảnh rất nhiều hoặc dùng để bó chung với các loại hoa khác.
 
Lá vàng và thân của loài hoa có hình trái tim độc đáo này có độc tính. Ăn phải loài hoa này, bé sẽ bị đau nhức cả miệng , tiếp đến là sưng và phỏng rộp. Giọng của bé cũng bị khàn và nuốt khó.
 
Hoa Cẩm tú cầu
 
Không những bông hoa hình khối tròn màu hồng tím hoặc xanh trắng này thường được trang trí trong các sân vườn , có thể cao tới 4,5 m.

Nhưng những khối hoa rực rỡ này có thể khiến bé bị đau bụng vài giờ sau khi ăn phải. Bé có thể bị ngứa da  nôn mửa , yếu ớt và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim.
 
Hoa Thủy tiên

Những bông hoa vàng xinh xắn báo hiệu mùa xuân này thực chất mang độc tính nhẹ , nếu ăn với số lượng lớn. Những bé ăn phải thủy tiên sẽ bị chóng mặt , nôn mửa, co giật và tiêu chảy.

Lưu ý:
 
Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng.
 
Nhà có trẻ nhỏ, không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn.
 
Bảo Châu
(Tổng hợp)
Chia sẻ