8 điều về hăm tã có thể các mẹ chưa biết

Theo M&B,
Chia sẻ

Đóng bỉm là cách được hầu hết cha mẹ ưa chuộng khi chăm con vì nó thuận tiện, sạch sẽ. Tuy nhiên, kể từ khi đóng bỉm được ưa chuộng thì hăm tã cũng phát triển theo.

1. Da ướt là nguyên nhân của hăm

Da ẩm ướt là nguyên nhân cơ bản gây hăm. Da mông, bẹn và vùng quấn tã ướt nước tiểu làm tăng độ pH của da, khiến da dễ bị kích thích và nhiễm khuẩn hơn. Nếu làn da ướt có chứa các enzym và các chất cặn do phân thì nguy cơ bị viêm da ở bé càng lớn.

2. Những khu vực dễ bị hăm

Những khu vực thường xuyên cọ sát thì hay bị hăm rõ rệt, chẳng hạn như bên trong bẹn, phần đùi trong..., nhất là do đóng bỉm quá chặt.

3. Hăm ở mông

Hăm ở mông thường là kết quả do làn da mông tiếp xúc với enzyme (có trong phân) hoặc chất kích thích (có trong khăn ướt, dung dịch vệ sinh cho bé hoặc các loại thuốc bôi).

4. Hăm kết hợp với phan ban khác

Ngoài dấu hiệu hăm đỏ ở vùng quấn tã, ở một số bé còn bị nổi ban ở những chỗ khác, ngoài vùng quấn tã như khuỷu chân, bắp đùi dưới...

5. Nhiệt độ làm tăng nguy cơ bị hăm

Khi thời tiết nóng bức, kết hợp với một chiếc bỉm chặt và ẩm thì nguy cơ bị hăm ở bé càng cao. Do đó, nhiều cha mẹ thích “để không” cho con vào mùa hè để hạn chế nguy cơ hăm cho bé.
 

6. Tăng tiết bã nhờn

Một số bé có làn da nhờn hơn những bé khác, do tăng tiết bã nhờn sẽ có xu hướng dễ nổi mụn và bị hăm hơn. Dấu hiệu này thường gặp ở những bé mới sinh và được cải thiện theo thời gian.

7. Cẩn thận bệnh vảy nến

Ban đóng vảy cứng ở vùng quấn tã, đi kèm với những ban đóng vảy cứng ở mặt, đầu hay phần đầu ngón tay... thì có thể bé bị bệnh vảy nến.

8. Hăm do một số bệnh hiếm gặp

Một số bệnh như giang mai bẩm sinh, thiếu kẽm, hội chứng Wiscott-Aldrich hoặc viêm da Jacquet... có dấu hiệu đặc trưng là nổi ban ở vùng quấn tã. Những bệnh này tuy không phổ biến nhưng cần được phát hiện và điều trị sớm.

Chia sẻ