7 lầm tưởng về sức khỏe bé bạn nên tránh

,
Chia sẻ

Khi trẻ bị ốm các bà mẹ thường dùng một số kinh nghiệm được truyền lại. Tuy nhiên, trong số những kinh nghiệm đó cũng có rất nhiều điều không đúng. Sau đây là một số sai lầm cần tránh.

1. Cho ăn khi bị cảm lạnh, để đói khi bị sốt

Sự thật: Tất cả trẻ bị ốm (cũng như người trưởng thành), cho dù bị cảm lạnh hay sốt đều cần có đầy đủ dinh dưỡng để hồi phục, Leigh Ann Greavu, một chuyên gia về dinh dưỡng ở St. Paul, Minnesota nói: "Nếu trẻ không cảm thấy thích những món ăn rắn, hãy cho trẻ thử một chút súp gà, nước hoa quả và thậm chí kem cũng là thứ thay thế bổ ích".

2. Dịch nhầy xanh chứng tỏ trẻ bị bệnh nặng hơn so với cảm lạnh thường 

Sự thật: Không chỉ dịch nhầy trong, mà cả dịch nhầy xanh hay vàng cũng có thể là triệu chứng của cảm lạnh. Tuy nhiên, những dịch nhầy đổi màu này kèm thêm một cơn sốt kéo dài, ăn không ngon miệng, ho, hoặc tắc mũi có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn, điều này không phải do cảm lạnh mà ra, và uống kháng sinh là điều cần thiết. Nếu bạn thấy trẻ thường có nước nhầy xanh hoặc vàng, đó có thể là một vấn đề gây ra do tái nhiễm khuẩn. Trong trường hợp đó, hãy để bác sỹ nhi khoa khám cho trẻ.

3. Cảm lạnh và cúm dễ lây nhiễm nhất trước khi xuất hiện triệu chứng

Sự thật: Cúm và cảm lạnh lây lan nhanh nhất khi các triệu chứng của nó trở nên tồi tệ nhất. Đó là vì việc lây lan thường xảy ra qua những lúc hắt xì và ho, hoặc qua tiếp xúc tay - tay. Khả năng bị lây hay truyền nhiễm cao nhất có thể khi là lúc trẻ yếu nhất, khả năng nhiễm bệnh là ngay khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. Vì thế, ngay cả khi con bạn đã khỏi bệnh, hãy nên lưu ý những người khác để tránh những lần bị cảm khác.
 
4. Tốt nhất không nên điều trị những cơn sốt nhẹ 

Sự thật: Nó tuỳ thuộc vào trẻ cảm thấy thế nào. Sốt là quá trình cơ thể đấu tranh với nhiễm trùng bằng việc kích hoạt hệ miễn dịch và tiêu diệt vi khuẩn, những loại không thể tồn tại trong nhiệt độ cao hơn bình thường. Nhưng đó không phải lý do để trẻ phải cảm thấy mệt mỏi. Hãy thử giúp trẻ cảm thấy thoải mái và để cơ thể trẻ tự điều chỉnh. Tiến sỹ y khoa Daniel Levy, giáo sư nhi khoa Đại học Marylan và Y tế, Baltimore nói: "Nếu trẻ sốt nhẹ, nhưng hay cáu kỉnh, ngủ li bì hoặc bị đau, hãy cho trẻ uống một liều acetaminophen hoặc ibuprofen, những dược phẩm này sẽ giúp trẻ cảm thấy tốt hơn, và ngủ được. Nếu trẻ vẫn hoạt bát và vui vẻ cho dù nhiệt độ thân nhiệt có là 102 độ đi nữa, bạn chỉ cần để ý đến trẻ (hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước). Ngoại trừ: bất kỳ cơn sốt nào ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều phải gọi bác sỹ ngay lập tức. 

5. Chế độ ăn chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng là cách tốt nhất dành cho bệnh tiêu chảy 

Sự thật: Một khẩu phần ăn gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng thường là tiêu chuẩn ăn dành cho người bị tiêu chảy. Chúng có thể hữu ích, nhưng không phải lúc nào cũng hấp dẫn với trẻ bị ốm. “Trẻ sẽ cảm thấy hồi phục nhanh hơn nếu chúng được cho ăn những gì chúng thực sự muốn ăn.”, Andrea McCoy, Tiến sỹ y khoa, phó giáo sư nhi khoa đại học Temple tại Philadelphia, Pennsylvania nói: "Chỉ cần tránh đồ ăn cay, có mỡ, và tránh nước hoa quả".

6. Không hôn con trẻ nếu bạn bị cảm lạnh

Sự thật: Một chiếc hôn vào môi có thể không gây đau đớn, Neil Schachter, tiến sỹ y khoa, tác giả cuốn sách “Hướng dẫn của bác sỹ cho cảm lạnh và cúm” đã nói: “Không như một cái hắt xì hay một cơn ho, có thể mang theo chất lỏng chứa nhiều virus, nước miếng dính ở môi bạn mang rất ít virus cảm lạnh, và thật đáng ngạc nhiên là khó có thể mang mầm bệnh thông qua nụ hôn. Cách tốt nhất để tránh cho trẻ bị lây cảm lạnh là hãy rửa tay bạn thường xuyên".

7. Cảm lạnh gây nhiễm trùng tai

Sự thật: Tất cả các bệnh cảm lạnh đều do virus, trong khi 90% ca nhiễm trùng tai là do vi khuẩn. Vậy thì tại sao trẻ thường bị viêm tai khi bị cảm lạnh? “Cảm lạnh tạo ra dịch nhầy và chất dư sinh ra trong ống tai là một môi trường tốt cho viêm tai phát triển – thúc đẩy vi khuẩn phát triển”, Ari Brown, tiến sỹ y khoa, đồng tác giả với cuốn sách “Những câu trả lời rõ ràng và lời khuyên tốt nhất cho trẻ” cho biết.

 Hương Liên
Theo Edition
Chia sẻ