6 điều cha mẹ trẻ cần biết về bệnh thủy đậu

Lê Nhi (Theo netdoctor),
Chia sẻ

Là cha mẹ trẻ, bạn nên lưu ý những thông tin dưới đây vì chúng sẽ không bao giờ thừa cho việc chăm sóc con bạn trong tương lai.

Bệnh thủy đậu là một bệnh dễ lây và phổ biến ở trẻ. Nó gây ra ngứa phát ban da với mụn nước. Thủy đậu được gây ra bởi siêu vi khuẩn varicella-zoster.

Vì sao con bạn bị thủy đậu?

- Các nhiễm virus được chuyển từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước thủy đậu bị phá vỡ và thông qua không khí.



- Thời kỳ lây nhiễm thủy đậu thường kéo dài từ khoảng 3 ngày trước khi thấy phát ban xuất hiện cho đến khi tất cả các mụn nước đã hình thành vảy.

- Thời kỳ ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh thủy đậu cho đến khi các mụn nước vỡ ra và các triệu chứng xuất hiện là từ 10 đến 20 ngày.

Điểm mặt các triệu chứng của bệnh thủy đậu?

- Trẻ sẽ bị một phát ban và phát ban này thường bắt đầu ở cơ thể và khuôn mặt, sau đó mới  lây lan đến da đầu và chân tay.

- Nó cũng có thể lan ra các màng nhầy, đặc biệt là trong miệng và trên bộ phận sinh dục của trẻ.

- Các phát ban này thường ngứa.

- Đầu tiên, thủy đậu chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ, sau đó chúng tiếp tục phát triển thành mụn nước trong một vài giờ.

- Sau 1-2 ngày, các mụn nước chuyển thành ghẻ lở.

- Số lượng những nốt thủy đậu nhiều hay ít thường rất khác nhau ở mỗi trẻ.

- Những trẻ bị nhiễm bệnh có thể bị sốt

-  Bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 đến 10 ngày ở trẻ em.

- Nếu như khi đã trưởng thành mới bị thủy đậu thì bạn có thể cảm thấy bệnh nặng hơn và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Người lớn cũng có nhiều khả năng bị biến chứng nhiều hơn so với các em nhỏ.


Những ai có nguy cơ biến chứng?

- Phụ nữ mang thai

- Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người bị bệnh bạch cầu cấp tính, mãn tính hoặc HIV.

- Bệnh nhân dùng thuốc để ngăn chặn hệ thống miễn dịch

- Những người trong nhóm người có nguy cơ tiếp xúc với siêu vi khuẩn varicella-zoster hoặc có thể tiêm varicella-immunoglobin-zoster để tăng cường khả năng miễn dịch của họ.

Làm thế nào để các bác sĩ chẩn đoán?

- Chẩn đoán thủy đậu được thực hiện bằng cách quan sát các triệu chứng và sự xuất hiện đặc trưng của phát ban.

Thủy đậu điều trị như thế nào?

- Việc điều trị chủ yếu bao gồm tìm các biện pháp giảm bớt các triệu chứng.

- Hãy nhớ rằng trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi mụn nước mới đã ngừng xuất hiện và cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Do đó, những trẻ bị thủy đậu nên ở nhà để tránh truyền nhiễm cho người khác.

- Tránh để trẻ gãi các mụn nước vì tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Cắt ngắn móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ.

- Chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tìm cách giảm ngứa cho trẻ


- Nếu con bạn bị đau hay bị sốt, bạn có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn.

- Giữ trẻ trong môi trường lạnh mát vì nhiệt và mồ hôi có thể làm cho tình trạng ngứa tồi tệ hơn.

- Nếu như giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn do ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc an thần.

Những biến chứng có thể phát sinh?

- Vi khuẩn có thể lây nhiễm ở các mụn nước.

- Thỉnh thoảng có thể để lại các vết sẹo trên da

- Viêm kết mạc.

- Viêm phổi.

- Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm tim hay hội chứng mắt đỏ...


Lưu ý:

Khi một đứa trẻ đã bị  thủy đậu, trẻ sẽ có miễn dịch đối với bệnh này cho phần còn lại trong cuộc sống của trẻ sau này. Tuy nhiên, virus có thể trở lại giống như bệnh zona.
Chia sẻ