5 điều bố mẹ không thể quên khi dạy con về tiền

Phụ Nữ Online,
Chia sẻ

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ có lúc (thường là khi 4-5 tuổi) bắt đầu quan tâm tiền là gì và tiền từ đâu đến, vai trò của tiền trong gia đình là gì, làm sao để có và dùng tiền như thế nào?

Nếu cha mẹ có thể giải thích cho con trẻ chức năng của tiền, mối quan hệ giữa tiền và lao động, cung cấp cho trẻ cơ hội để có được những kinh nghiệm đầu tiên trong mối quan hệ với đồng tiền – thì trẻ dần dần sẽ không chỉ có được những hiểu biết về tài chính, mà còn có được những ý tưởng đúng về vai trò của tiền trong xã hội chúng ta. Vì vậy, quá trình này cũng đóng một vai trò giáo dục quan trọng.

Có cần phải nói với trẻ về tiền?

Các nhà tâm lý khuyên các ông bố bà mẹ nên giải thích cho trẻ em về việc tiền từ đâu mà có, ai trong nhà và làm thế nào để kiếm được tiền, và cách chi tiêu tiền trong gia đình: điều đó sẽ giúp con bạn nhận ra giá trị của mọi vật, có hiểu biết về "đắt" và "có đủ khả năng mua vật đó hay không", xác định những gì cần thiết và những gì chưa cần thiết phải mua, cũng như nhận ra và kiểm soát ham muốn một thứ gì đó của mình.

Hoàn toàn không nên có những biểu hiện cực đoan như giải thích rằng gia đình "nghèo" hoặc "giàu", điều đó có thể khiến sự quan tâm tới đồng tiền tăng lên, phát triển cảm giác ghen tị hay tham lam trong con trẻ.

Dạy con về tiền
Ảnh minh họa.

Làm thế nào để giúp con trẻ có mối quan hệ đúng với tiền?

Tùy theo độ tuổi của trẻ, bạn có thể cho bé tham gia vào trong quá trình của đời sống kinh tế của gia đình: hãy kể cho bé nghe một cách chung chung về ngân sách của gia đình, giá cả của thực phẩm, quần áo, giày dép, học hành, giải trí.

Trẻ khi nghe những vấn đề đó sẽ không thảo luận được về những chi tiêu, mua sắm như cha mẹ, nhưng sẽ có hình dung cơ bản về cách chi tiêu tiền trong gia đình. Tiền tiết kiệm và tiền tiêu vặt mà trẻ được tự ý chi tiêu sẽ giúp trẻ dần dần học cách lập kế hoạch tiêu xài (với điều kiện là các chi phí cần thiết (đi lại, ăn, học hành) vẫn tiếp tục được cha mẹ bảo bọc).

Có cần cho con tiền tiêu vặt?

Tiền tiêu vặt là số tiền mà con có thể tự quyết định cho những nhu cầu của chính mình mà không cần xin phép cha mẹ.

Trước khi bắt đầu cho con tiền tiêu vặt, cha mẹ nên giải thích cho con rằng đây là một cấp độ mới về trách nhiệm, rằng từ bây giờ con sẽ học cách quản lý tiền bạc, hãy cho con biết rằng bạn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ con trong việc lập kế hoạch chi tiêu, cũng như thỏa thuận trước với con những khoản tiền mà bố mẹ tiếp tục lo toan.

Để tránh cách chi tiêu tiền bạc vô bổ, bạn nên giới hạn số tiền (trẻ càng nhiều tuổi hơn thì sẽ nhận được nhiều hơn), và được phát định kỳ, ví dụ như hàng tuần. Có thể lúc đầu cha mẹ thấy trẻ tiêu phí tiền bạc vô ích, nhưng điều quan trọng là hãy để cho trẻ được độc lập:dần dần trẻ sẽ hiểu được giá trị của tiền bạc.

Có nên thưởng tiền cho kết quả học tập hay khi trẻ làm việc nhà?

Các nhà tâm lý khuyên khi cần thiết khuyến khích trẻ em thì nên sử dụng những món quà hay những phần thưởng mang ý nghĩa tinh thầnh (giải trí, du lịch). Để trẻ hiểu rằng nó đang học cho mình, chứ không phải học vì tiền thưởng.

Trả tiền cho trẻ khi chúng giúp đỡ việc nhà là không cần thiết, điều đó có thể hình thành mối quan hệ đòi hỏi của trẻ với phụ huynh. Tham gia vào việc chăm sóc gia đình không thể bằng hình thức thuê mướn lao động, vđó phải là cuộc sống hàng ngày trong gia đình.

Trẻ có cần phải đóng góp cho ngân sách gia đình?

Nếu đứa trẻ tự kiếm được tiền và tự mong muốn đóng góp vào ngân sách gia đình thì cần phải đánh giá cao ý thức đó của trẻ và khen ngợi trẻ.

Trẻ có thể dùng tiền kiếm được để mua quà tặng cho các thành viên trong gia đình. Nếu trẻ không tự mình nghĩ ra rằng phải làm điều đó, bạn có thể sử dụng các ví dụ đơn giản giúp trẻ hiểu ra rằng người lớn thường làm vậy với tiền tự mình kiếm ra (ví dụ, bạn có thể kể: "Bố kiếm được tiền và mua thức ăn cho cả gia đình").

Chia sẻ