4 “thủ phạm” làm suy giảm miễn dịch của bé

Thúy phạm,
Chia sẻ

Có rất nhiều nguyên nhân thường gặp khiến hệ miễn dịch của bé bị suy giảm nhưng cha mẹ lại không hề hay biết.

Nguyên nhân 1: Ăn quá nhiều

Một số cha mẹ lo sợ bé đói hoặc ăn không đủ chất nên luôn muốn cho con ăn nhiều hơn, nhưng ăn nhiều quá cũng sinh bệnh, đặc biệt là vào ban đêm. Bé ăn tối trước khi ngủ không lâu, thức ăn chưa được tiêu hóa hết có thể sinh nhiệt, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng miễn dịch.

Giải pháp

Cân bằng chế độ ăn uống: một số trẻ không thích ăn rau nên có xu hướng ăn nhiều thịt hơn, như vậy là không tốt. Chế độ ăn của bé phải hợp lý, đa dạng thực phẩm.

Thời gian ăn tối cố định: Bé vận động ít hơn sau bữa ăn tối, lại thêm thời gian ăn tối quá muộn khiến thực phẩm bị dồn lại trong dạ dày nhiều. Vì vậy, bữa ăn tối nên được ăn sớm (khoảng 6 giờ) và nên cố định. Như vậy, cho đến khi ngủ thì dạ dày đã tiêu hóa thức ăn gần như hoàn toàn.

Giới hạn thực phẩm thèm ăn: Mỗi bé đều có những món khoái khẩu nhất định, nhưng không vì thế mà các mẹ cho bé ăn nhiều. Dù bất kể thực phẩm tốt thế nào thì ăn nhiều cũng không tốt. Các mẹ nên giới hạn số lượng ăn của con để giữ gìn sức khỏe cho bé nhé!

Lý do 2: Ngủ quá ít

Trong khi ngủ, tim của trẻ giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn, và trên hết, giấc ngủ giúp tăng cường sức đề kháng, bạch cầu và các kháng thể được sản xuất nhiều hơn. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ giúp trẻ có đủ sức khỏe để chống lại những tác động xấu của môi trường.

Khi trẻ ngủ, hầu hết các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm cường độ hoạt động, nhưng một số cơ quan khác lại hoạt động tích cực hơn. Đó chính là các cơ quan sản xuất ra hooc môn tạo nên sức đề kháng cho cơ thể.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cơ thể con người có một chất được gọi là axit muramic. Họ gọi nó là “chất ngủ” bởi vì nó không chỉ có thể thôi miên mà còn tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Khi ngủ nhiều sẽ làm cho cơ thể bài tiết axit muramic nhiều hơn, nhờ đó tăng cường chức năng miễn dịch.  

Giải pháp:

Nếu trẻ không ngủ đủ giấc, cơ thể tiết axit muramic ít chức năng miễn dịch sẽ giảm. Vì thế, cha mẹ cần đảm bảo thời gian ngủ cần thiết cho trẻ theo từng độ tuổi.

4 “thủ phạm” làm suy giảm miễn dịch của bé 1

Lý do 3: Ít vận động

Mùa đông lạnh, các bậc cha mẹ cũng ít khi ra ngoài với các bé cũng như đưa các bé đi chơi. Ở đô thị, sống trong các nhà cao tầng khiến mọi người quá lười biếng để đi xuống cầu thang. Tuy nhiên, đối với các em bé đang trong giai đoạn tăng trưởng, vận động là vô cùng cần thiết.

Nếu tập thể dục quá ít, không chỉ làm giảm khả năng vận động của trẻ mà còn làm giảm khả năng chịu được cái lạnh. Do đó trẻ cũng dễ bị cảm lạnh.

Giải pháp

Mỗi ngày trẻ cần từ hai đến ba giờ hoạt động ngoài trời. Buổi sáng mùa đông thời tiết lạnh thì bạn nên lựa chọn khoảng thời gian từ 10:00 đến 16:00 để cho bé ra ngoài trời. Trong khoảng thời gian đó, bạn không cần phải mặc cho trẻ quá kín đáo, ấm áp mà tạo điều kiện cho khuôn mặt, chân tay của trẻ được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có lợi cho sự hấp thụ canxi trong cơ thể.

Lý do thứ 4: Mặc quá nhiều áo

Một số cha mẹ lo sợ thời tiết lạnh nên mặc cho trẻ quá nhiều áo ấm mà không hề biết rằng như vậy có thể khiến trẻ bị bệnh. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, nhiệt độ cơ thể tăng, các lỗ chân lông mở ra, ra nhiều mồ hôi làm bé bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi.  

Ngoài ra, mặc quần áo quá chật, quá kín có thể ép vào lồng ngực và bụng làm bé khó thở, bé sẽ cảm thấy khó chịu và khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng.

Giải pháp

Không nên mặc cho trẻ quá nhiều áo. Để xác định xem trẻ đã mặc đủ ấm chưa, bạn có thể chạm tay vào bàn tay hoặc cổ của bé. Khi vận động thể chất hay chơi thể thao ngoài trời nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, nhẹ và thoáng khí để trẻ hoạt động dễ dàng hơn.



Cho trẻ ăn những loại thực phảm có chứa nhiều protein, kẽm và tránh đồ ăn chứa nhiều đường… là một trong những phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.
4 “thủ phạm” làm suy giảm miễn dịch của bé 2
Chia sẻ