Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi đang mang thai

Mai Phương,
Chia sẻ

Dưới đây là một vài triệu chứng mà các mẹ cần hết sức lưu ý, và nếu thấy có các triệu chứng này xuất hiện thì cần đi khám kịp thời nhé.

9 tháng mang bầu cũng là 9 tháng xen lẫn niềm vui và lo lắng. Các mẹ có thể cảm nhận được những cử động và chuyển động của con mà lấy làm hạnh phúc, nhưng cũng có những dấu hiệu của con khiến không ít mẹ phải gọi điện cho bác sĩ hoặc vội vàng đến bệnh viện để kiểm tra.

Chú ý và cẩn thận với những thay đổi của con là điều vô cùng cần thiết, nhất là trong giảa đoạn này. Nhưng với những mẹ chưa có kinh nghiệm thì không thể biết rõ những dấu hiệu "kì lạ" nào của thai nhi là bình thường, những dấu hiệu nào là khác thường, thậm chí cảnh báo nguy hiểm.

Dưới đây là một vài triệu chứng mà các mẹ cần hết sức lưu ý, và nếu thấy có các triệu chứng này xuất hiện thì cần đi khám kịp thời:


Lưu ý rằng những triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều hay ít, mức độ nặng nhẹ hoặc ở thời điểm nào là còn tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa, kì mang thai và tiền sử bệnh tật của mỗi mẹ.

- Em bé chuyển động hoặc đá ít hơn bình thường (một khi bé bắt đầu di chuyển thường xuyên hơn). Hãy hỏi bác sĩ để biết cách theo dõi hoạt động của bé và để có những hướng dẫn cụ thể khi nào thì bé vận động bất thường.

- Đau bụng hoặc đau nghiêm trọng hoặc đau kéo dài.

- Chảy máu âm đạo kéo dài dù chỉ là lốm đốm.

- Tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch âm đạo bất thường như có đặc hơn, có vẻ như mủ hoặc có máu (thậm chí nếu nó chỉ có màu hồng hoặc nhuốm máu). Lưu ý: sau 37 tuần, tăng chất tiết chất nhờn là bình thường và có thể là dấu hiệu bạn sắp sinh.

- Tức vùng xương chậu: 1 cảm giác như thể là em bé của bạn được đẩy xuống, vùng xương chậu thấp hơn có cảm giác đau (đặc biệt là bạn mang thai lần đầu). Trước 37 tuần nếu có các dấu hiệu này kèm theo bị chuột rút hoặc đau bụng, hoặc có nhiều hơn bốn cơn co thắt trong một giờ (ngay cả khi vùng xương chậu không bị tổn thương) thì các mẹ phải hỏi ngay ý kiến bác sĩ.


- Đi tiểu đau hoặc rát, hoặc đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.

- Nôn mửa nghiêm trọng hoặc nôn mửa liên tục, hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt.

- Ớn lạnh hoặc sốt trên 40 độ C hoặc cao hơn.

- Rối loạn trực quan như nhìn mờ, nhìn ra 2 bóng...

- Đau đầu liên tục hoặc đau đầu dữ dội hoặc đau đầu kèm theo mờ mắt, kiên trì luyện tập, hoặc có cảm giác tê chân tay.

- Bất kỳ biểu hiện sưng mặt hoặc bọng quanh mắt, sưng trong tay, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân, hoặc tăng trọng lượng nhanh chóng (hơn 4 kg trong một tuần) cũng cần phải hết sức chú ý.

- Chuột rút chân liên tục hoặc đau bắp chân nghiêm trọng, khó cử động các ngón chân hoặc khó khăn khi đi bộ hoặc một chân bị sưng nhiều hơn đáng kể hơn so với chân còn lại.

- Chấn thương bụng.

- Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, nhịp tim nhanh, tim đập mạnh.

- Khó thở, ho ra máu, hoặc đau ngực.

- Táo bón trầm trọng, kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.

- Ngứa dữ dội liên tục ở thân, cánh tay, chân, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc một cảm giác ngứa trên khắp cơ thể.


- Bị cúm hoặc có triệu chứng bị cúm, nhất là trong đợt có dịch cúm. Cả hai, bệnh cúm và bệnh cúm H1N1 (cúm heo) rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, tốt nhất nên có biện pháp phòng ngừa bệnh bằng cách tránh triệt để tiếp xúc với người bệnh hoặc các nghi ngờ có thể gây bệnh. Khi thấy các triệu chứng cúm, có thể bao gồm sốt, đau họng, ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, và đau nhức cơ thể và ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy... thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Đi khám khẩn cấp khi gặp triệu chứng khó thở, tức ngực hoặc đau bụng, chóng mặt đột ngột hoặc nôn mửa nặng hay kéo dài, giảm chuyển động của thai nhi, hoặc nếu bạn bị sốt cao mặc dù đã dùng acetaminophen.

Ngoài ra, có những điều mà các mẹ nên tuyệt đối tránh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Ví dụ như:

- Tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm như bệnh thủy đậu hoặc rubella nếu mẹ chưa tiêm phòng miễn dịch hoặc đang có dấu hiệu nhiễm trùng ở cơ quan nào đó.

- Trầm cảm hoặc lo âu nặng. Tránh những cảm giác buồn bã hay thất vọng sâu sắc, các cơn hoảng loạn, vì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ và tác động đến thai nhi.

Những tháng ngày mang thai là những tháng ngày mà cơ thể bạn đang thay đổi nhanh chóng, thật khó để biết những gì bạn đang trải qua là "bình thường" hay không. Nếu các mẹ không chắc chắn liệu một triệu chứng là nghiêm trọng hay bình thường thì nên hỏi các bác sĩ chuyên khoa để yên tâm hơn nhé.
Chia sẻ