10 cách kích thích giác quan cho bé

,
Chia sẻ

Bé phát triển toàn diện chính là việc phát triển trọn vẹn các khả năng của 5 giác quan thị giác, thích giác, xúc giác, khướu giác, vị giác.

1. Giao tiếp mặt – mặt là điều thiết yếu

Khi giao tiếp mặt đối mặt, bạn có thể mở cánh cửa các giác quan của bé như xúc giác, thị giác, thính giác. Đồng thời bạn tạo ra một mối liên hệ mạnh mẽ với bé yêu và làm cho bé vững tin, ấm áp trong tình yêu của bạn.

2. Khuyến khích các hoạt động thể chất

Những bé ít hoạt động đặc biệt là cứ nằm ì ra như “một củ khoai tây” thì bạn cần kích thích bé. Ví dụ, bạn có thể dành nhiều thời gian để khuyến khích bé tập bò hoặc bạn có thể đặt đồ chơi bé thích ngoài tầm với của bé để bé bò tới hoặc tìm mọi cách “đoạt” được món đồ chơi đó.

3. Để thời gian chơi chính là thời gian chơi theo đúng nghĩa

Những hoạt động thể chất không có nghĩa là phải tới phòng thể dục, lớp học bơi mà nó có thể là những hoạt động tự nhiên nhất của bé như bò, đi, chạy… tùy theo độ tuổi. Không cần thiết đưa bé tới các lớp học thể dục chính thức. Thực tế, các lớp học thể dục không giúp gì nhiều cho bé trong thời gian này.

Nếu bạn muốn để bé một mình chơi trong phòng thể dục thì bạn cần cân nhắc xem bé có thích thú dành tất cả thời gian chơi của mình ở đó hay không.

Đối với các lớp học bơi, bé yêu dưới 1 tuổi không nên tập bơi. Bé phải 4 tuổi mới có thể tập bơi được
 
Dành nhiều thời gian chơi với con...

4. Chọn đồ chơi có thể kích thích theo các giác quan khác nhau

Nếu bạn muốn chọn đồ chơi cho bé vào sinh nhật chẳng hạn, hãy chọn những đồ chơi có tính hoạt động, các loại hình nặn khác nhau, đồ chơi xếp hình, các đồ chơi cần sự khéo léo của đôi tay… Một điều thiết yếu khi mua đồ chơi là đồ chơi đó có thể sử dụng rất nhiều các hoạt động của tay như đẩy, kéo, xoay, bấm, nhấn và nó không chỉ kích thích các giác quan của bé mà còn giúp bé phát triển kĩ năng vận động.

5. Cần ‘đào tạo’ cho người giữ trẻ

Nếu bạn thường xuyên làm việc ở ngoài và ít khi trở về nhà thì hãy dạy người giúp việc, người giữ trẻ những cách khác nhau kích thích giác quan cho bé. Hướng dẫn họ các bài tập thể dục, trò chơi giúp bé phát triển các giác quan.

6. Kiên nhẫn với bé

Bé phát triển và học hỏi từ từ, các kĩ năng cần được trau dồi cho tới khi bé làm chủ được nó và sử dụng nó vào cuộc sống. Sự tập trung của bé yêu vào hành động rất ngắn thậm chí bé còn ngủ ngon lành trong khi bạn hăng hái dạy bé điều này điều kia. Đừng có thất vọng, hãy ôm lấy bé và gợi ý bé chơi các hoạt động khác.

... là cách mà bạn giúp bé phát triển tốt nhất!

7. Cho bé nhìn ra thế giới

Chỉ ngồi trong nhà và ôm cái TV, bé nào cũng sẽ rất chán. Bạn nên mở rộng tầm nhìn và hiểu biết cho bé bằng việc bế bé đi chơi nhà hàng xóm, tới siêu thị, công viên, sở thú, bảo tàng, chợ động thực vật… Bé có thể nhìn thấy những điều lạ, nghe thấy những âm thanh lạ, ngửi được mùi khác biệt, thưởng thức những thứ quà ngon, chạm vào những chất liệu khác nhau…

8. Coi chừng kích thích bé quá nhiều

Khi bé không thích chú ý nữa, bé sẽ trở nên buồn bã, có khi bé còn khóc. Bé mệt mỏi với bất kì hoạt động nào. Hãy để bé ngủ và nghỉ ngơi lúc này.

9. Hạn chế TV với trẻ sơ sinh

Xem TV không phải là một hoạt động tốt cho bé dưới 1 tuổi. Các ông bố bà mẹ thường bận rộn và cứ ấn bé cùng với chiếc TV cả ngày thực tế đang làm hại bé. Xem quá nhiều TV liên quan tới chứng căng mắt, thụ động, làm cho trẻ nhiễm bạo lực.

10. Hãy để bé sáng tạo

Một tờ giấy trắng cùng bút chì màu không độc sẽ là hai thứ khiến bé thích thú và thỏa thuê sáng tạo. Tuy nhiên, bút chì không nên vót nhọn vì có thể sẽ làm bé bị thương.

Nếu bé có thể đập đồ chơi và ngồi một mình để lắp lại chúng thì bạn nên cho đó là điều đáng mừng. Không nên quát mắng để bé sợ.

Theo Eva
Chia sẻ