Sống trong thời kỳ ô nhiễm, phụ huynh cần nhớ kỹ 4 điều sau để tránh không làm con trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe

JJJ,
Chia sẻ

Trong thời đại mà trốn đi đâu cũng có thể hít phải không khí ô nhiễm, người làm cha mẹ nên có thêm vài thói quen thường ngày để bảo vệ sức khỏe của con cái và bản thân.

Ngày nay, bên cạnh áp lực về cơm, áo, gạo, tiền... Còn có thêm nỗi lo canh cánh về sức khỏe trước tác động của ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không khí ô nhiễm tồn tại xung quanh chúng ta và quả thực, rất khó để tránh khỏi nó. Kể cả có ở xa những khu công nghiệp, lên rừng hoặc sống gần biển - chúng ta vẫn hít phải không khí ô nhiễm từng giờ từng phút.

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Ảnh 1.

Trên thực tế, bầu trời xanh trong quang đãng hay khói bụi mịt mù không thể phản ánh được hết mức độ trong lành của không khí. Trong vô vàn yếu tố gây hại tồn tại trong không khí, bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) là được quan tâm nhất. Về cơ bản, chúng có thể xâm nhập rất sâu vào phổi, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp và tuần hoàn.

Theo The Guardian, không khí ô nhiễm có thể gây ra biến chứng thần kinh và tâm lý, kích ứng mắt, bệnh ngoài da; làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư... Khủng khiếp nhất chính là ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, dẫn tới sinh non hoặc thiếu cân.

Bụi mịn tích tụ lâu ngày sẽ gây nên những tác hại sau cho trẻ em mầm non cũng như tiểu học:

- Gây nhiễm độc máu, máu khó đông; suy nhược hệ thần kinh khống chế cơ tim, tăng tỉ lệ mắc bệnh tuần hoàn.

- Bụi mịn xâm nhập khiến chức năng phổi vốn đã non nớt của các bé suy yếu, gây viêm phế quản, kích hoạt cơn hen suyễn và nghiêm trọng nhất là ung thư phổi trong tương lai.

- Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), bụi mịn còn có thành phần kim loại nặng, tác động xấu đến DNA và gây ra đột biến gen. Ước tính có khoảng 4,3 triệu người tử vong mỗi năm do ô nhiễm bụi mịn.

Nhóm đối tượng nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ ô nhiễm bụi mịn chính là trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Đáng lưu ý, trẻ em sống ở nơi ô nhiễm không khí khó có thể phát triển chiều cao một cách toàn diện, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao hơn bình thường từ 19 - 25%. Như vậy, trong tình cảnh mà trốn đi đâu cũng hít phải không khí ô nhiễm, người làm cha mẹ nên làm gì để bảo vệ bản thân và con cái?

1. Kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí trước khi ra ngoài

Rõ ràng, chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vì vậy yếu tố này nên được rà soát thường xuyên để biết nên ra đường vào lúc nào cho phù hợp.

Đơn giản nhất chính là kiểm tra chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index). Nó cho ta biết không khí ở khu vực nào đó có ô nhiễm quá mức hay không.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) tính toán chỉ số AQI qua 5 thông số ô nhiễm sau:

- Ozone mặt đất

- Ô nhiễm phân tử (hay còn gọi là hạt lơ lửng trong không khí)

- Carbon monoxit (CO)

- Sulfur dioxide (SO2)

- Nitrogen dioxide (NO2)

Tất cả 5 yếu tố nói trên đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, EPA đã quy định các màu sắc cụ thể để mọi người dễ dàng đối chiếu:

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Ảnh 2.

Để có được thông tin chính xác về chỉ số AQI ở nơi mình sinh sống, cha mẹ có thể tra cứu trên mạng hoặc sử dụng ứng dụng (đã được công nhận) trên điện thoại như Pam Air - cho phép tham khảo thông tin về chất lượng không khí của hơn hàng nghìn thành phố trên nhiều quốc gia để tiện theo dõi. Ngoài ra, công cụ này còn có cả tính năng dự báo chất lượng không khí trong tương lai.

Mẹ thông thái nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Ảnh 3.

Tóm lại, bật điện thoại để kiểm tra chỉ số AQI trước khi ra ngoài nên trở thành thói quen cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

2. Bổ sung đồ ăn tăng sức đề kháng cho con

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Ảnh 4.

Để chống chọi với ô nhiễm không khí, trẻ cần được bổ sung thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch còn non nớt.

Theo Đại học Cambridge (Anh), đây là danh sách thực phẩm có thể tăng sức đề kháng, giảm tác hại của sương khói ô nhiễm:

- Uống nước thường xuyên sẽ giúp làm ẩm da, tăng loại bỏ độc tố qua hệ bài tiết cũng như chức năng lọc bụi của phổi.

- Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như dâu tây, kiwi, cam hoặc đu đủ. Hàm lượng vitamin C cao cũng như các chất chống oxy trong các loại quả này sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch.

- Ăn trứng luộc để bổ sung vitamin E. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại vi chất này giúp tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương tế bào.

3. Trang bị khẩu trang cho con để hạn chế tác hại của bụi mịn

Trong tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, đeo khẩu trang chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.

Thực tế, trên thị trường Việt Nam không ít sản phẩm khẩu trang tốt. Tuy nhiên hãy là bà mẹ thông thái, kiểm tra kỹ thông tin về sản phẩm cũng như nhà sản xuất. Đắt chưa chắc đã tốt, không nhất thiết phải mua khẩu trang hơn 100.000 đồng mới ngăn được bụi mịn.

Mẹ thông thái nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Ảnh 5.

Khẩu trang Unicharm 3D Mask Kids với cấu trúc lọc đa lớp mật độ cao giúp sản phẩm ngăn chặn được bụi mịn và phấn hoa. Loại khẩu trang này cũng được chứng minh là có khả năng ngăn được tới 95% bụi kích thước 0.1 micromet (theo kết quả kiểm chứng của thử nghiệm PFE - Nelson Labs (USA), được Hiệp hội Công nghiệp các Sản phẩm Vệ sinh Nhật Bản công nhận giúp "AN TÂM VỚI BỤI PM 2.5")

Bên cạnh đó, khẩu trang cần phải có kích thước phù hợp, ôm sát mặt để không khí ô nhiễm không thể lọt vào trong. Ngoài ra, cha mẹ nên chọn khẩu trang có quai đeo co giãn, mềm mại để trẻ cảm thấy dễ chịu khi đi đường hoặc tới những khu vực đông đúc.

Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Ảnh 6.

Thiết kế 3D thông minh giúp ôm sát khuôn mặt, tại 3 vị trí mũi, má, cằm, hạn chế tối đa khe hở, không cho khói bụi xâm nhập vào bên trong

Như vậy, nên sử dụng khẩu trang có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được các cơ quan y tế chứng nhận để yên tâm sử dụng mỗi ngày. Ngoài ra với khẩu trang dùng 1 lần với khả năng ngăn bụi mịn nên bỏ đi sau khi dùng để đảm bảo vệ sinh cho bé.

Quan trọng nhất, hãy tập cho con cách tự đeo khẩu trang hoặc luôn dặn con mang theo gói khẩu trang theo người. Chính các bậc phụ huynh cũng nên là hình mẫu để con noi theo bằng cách luôn nghiêm túc trong việc tự bảo vệ bản thân mình ở thời kỳ ô nhiễm.

4. Vệ sinh mũi đều đặn cho con

Sau khi kiểm tra chỉ số chất lượng không khí, đeo khẩu trang chất lượng cao, việc cần làm là vệ sinh mũi đều đặn cho con.

Trong hệ hô hấp, mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với không khí nên dễ gặp vấn đề khi thời tiết thay đổi hít phải không khí bẩn. Ngoài ra, các triệu chứng như nghẹt, sổ mũi, viêm xoang, đau nhức đầu... Còn làm tăng tình trạng dị ứng ở trẻ.

Bệnh lý về mũi/xoang sẽ ảnh hưởng đến tai và họng như viêm họng, tắc nghẽn vòi nhĩ. Nếu cả tai - mũi - họng cùng bị ảnh hưởng nặng - sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ hô hấp cũng như tuần hoàn.

Mẹ thông thái nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm? - Ảnh 8.

Để hạn chế các tác nhân gây hại tích tụ trong mũi sau cả ngày dài ra đường, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nên rửa mũi đều đặn. Phương pháp này thường được áp dụng để tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi gây bít tắc, xâm nhập xuống cuống họng hoặc tai gây rồi gây bệnh.

Tuy nhiên, cần phải rửa mũi đúng cách, đặc biệt là với trẻ em. Các bác sĩ khuyến cáo như sau:

- Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào mũi bé, đợi từ 20 - 30 giây

- Để trẻ nghiêng người sang một bên để làm ráo mũi, sau đó lấy giấy ăn thấm nhẹ quanh lỗ mũi nhưng không được xâm nhập sâu

- Lặp lại từ 2 - 3 lần mỗi bên

Hi vọng những thói quen đơn giản nhưng cần thiết này có thể giúp chị em bảo vệ sức khỏe của con cái và chính bản thân mình.

Chia sẻ