"Mẹ không yêu con nữa, chỉ yêu em": Bố mẹ cần làm gì để xua tan mặc cảm bị ra rìa của những đứa con cả

An Nhiên,
Chia sẻ

Đa số những đứa trẻ khi có thêm em thường có tâm lý bất ổn bởi nỗi lo mất vị trí độc tôn, không còn được bố mẹ quan tâm chăm sóc… Đặc biệt với những trẻ nhỏ ở lứa tuổi từ 1-3 tuổi, chúng sẽ rất dễ bị khủng hoảng tâm lý nếu cha mẹ không khéo léo cư xử.

Chắc hẳn mọi người còn nhớ sự việc đau lòng này xảy ra tại gia đình chị Điền ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cách đây chưa lâu. Vợ chồng chị Điền đã mắc phải lỗi khi dồn hết thời gian và tình cảm cho bé trai mới sinh mà quên mất sự có mặt của cô con gái lớn. Cộng thêm những lời trêu đùa ác ý của người hàng xóm rằng bé đã bị ra rìa vì bố mẹ có em trai khiến cô bé 8 tuổi rất tủi thân.

Rồi một hôm, nhân lúc mẹ nhờ trông em bé cho mẹ đi tắm, cô chị đã ném em trai mới sinh từ ban công xuống đất khiến em tử vong với lý do: "Mẹ có em bé rồi, mẹ không yêu con nữa, nên con ném em xuống".

Có những trường hợp, bé lớn sẽ bị sốc và khủng hoảng tâm lý tới mức lầm lì như trường hợp bé Chip, con chị H ở Tây Hồ, Hà Nội. Chip có thêm em bé khi mới được gần 2 tuổi, lứa tuổi bé vẫn còn rất cần được mẹ ôm ấp, vỗ về. Nhưng khi có em, mọi đặc quyền của Chip đã được dồn sang em.

 Mẹ sinh mổ nên sức khỏe lâu hồi phục, lại phải chăm cho em nên hầu như không có thời gian dành cho bé lớn. Chip được chuyển sang ngủ cùng bà và bà thay mẹ chăm Chip.

Bỗng cho đến một hôm, sau khi mẹ sinh em được gần 2 năm, Chip bỗng "tâm sự" với em họ (bằng tuổi): "Tớ buồn lắm, mẹ tớ không yêu tớ nữa, chỉ yêu em thôi!". Vô tình nghe thấy tâm sự của con, mẹ Chip mới giật mình vì đã một thời gian dài bỏ bẵng con. Khi tới nói chuyện với cô giáo, cô cũng cho biết khoảng thời gian vừa qua, ở lớp, Chip rất khép mình và ít nói.

"Mẹ không yêu con nữa, chỉ yêu em": Bố mẹ cần làm gì để xua tan mặc cảm bị ra rìa của những đứa con cả - Ảnh 2.

Vậy bố mẹ phải giải quyết thế nào để giải quyết khủng hoảng tâm lý cho con khi có thêm em?

Dành thời gian đều cho cả hai con

Thông thường, bố mẹ hay mắc lỗi khi em bé thứ hai chào đời bởi phần lớn thời gian đều dành cho em bé mới sinh. Cha mẹ quên mất sự có mặt của anh/chị cả nhưng tuổi vẫn còn nhỏ (khoảng từ 1-3 tuổi). Các bé sẽ rơi vào cảm giác hụt hẫng và rồi sẽ khiến các bé ghét em ruột mới sinh của mình chỉ vì bố mẹ không biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Có những bé còn rơi vào trạng thái lầm lì, không nói chuyện với người khác, tự rút vào "vỏ ốc" và thậm chí có bé còn bị trầm cảm nhẹ và gây ra những hậu quả đau lòng. 

Cha mẹ nên làm gì để xử lý khủng hoảng tâm lý cho con khi có thêm em bé - Ảnh 1.

Trong trường hợp này, bố mẹ không nên dồn hết thời gian, tâm trí vào em bé mới sinh mà nên dành cho các anh/chị thời gian ôm ấp, yêu thương, trò chuyện. Từ đó con thấy mình không hề bị "bỏ rơi" như con nghĩ hoặc như một số người lớn vô ý tiêm nhiễm vào đầu, tránh những hậu quả khó lường hoặc khủng hoảng tâm lý cho con lớn.

Không bắt con lớn phải nhường con nhỏ

Đa phần khi hai con tranh nhau một món đồ hoặc một chương trình tivi yêu thích… các bậc cha mẹ hay có suy nghĩ, anh/chị lớn hơn phải nhường em mà bỏ qua mọi nguyên nhân.

Cha mẹ nên làm gì để xử lý khủng hoảng tâm lý cho con khi có thêm em bé - Ảnh 2.

Làm theo cách này, cha mẹ sẽ khiến cho đứa con lớn bất bình và càng ngày sẽ càng tích tụ sự ghét bỏ, oán giận em. Tình cảm anh/chị em sẽ vì thế mà rạn nứt.

Mặt khác, việc luôn được bố mẹ đứng ra "bảo kê" trong mọi cuộc tranh giành sẽ khiến đứa con út luôn nghĩ mình là đúng, là trung tâm của vũ trụ.

Vậy bạn nên dạy con như thế nào cho đúng cách khi con có thêm em bé?

Việc hai đứa trẻ sàn sàn tuổi nhau, ghen tị, tranh giành nhau là chuyện bình thường. Là cha mẹ, bạn hãy để cho con mình quyền quyết định ai đúng, ai sai. Khi để con tự nhận ra sai lầm của mình, chúng sẽ ngấm hơn và biết thừa nhận lỗi để sửa hơn.

Cha mẹ nên làm gì để xử lý khủng hoảng tâm lý cho con khi có thêm em bé - Ảnh 3.

Đồng thời bạn cũng nên giảng giải cho bé nhỏ hơn phải biết tôn trọng anh/chị của mình, bởi anh/chị cũng yêu thương bé như bố mẹ vậy và chúng ta là một gia đình.

Chia sẻ