Mẹ 9x chia sẻ phương pháp ăn dặm BLW với kĩ năng dùng thìa dĩa, chỉ ra cái sai hàng trăm bà mẹ mắc phải

Miss Đảm,
Chia sẻ

"Điểm sai lớn nhất mà các mẹ thường hay mắc phải là cho bé cầm thìa dĩa với mục đích là cầm chơi và cho con sử dụng thìa dĩa không đúng thời điểm" - bà mẹ hai con cho hay.

BLW (Baby Led Weaning) – phương pháp ăn dặm bé chỉ huy không phải là một phương pháp quá xa lạ với những bà mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, BLW được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó, bé có thể bắt đầu làm quen với phương pháp ăn bốc, bốc nhón. Khi đã thành thạo hơn, các mẹ nên tham khảo một kĩ năng cao hơn của BLW, tiêu biểu là xúc thìa dĩa.

Là một bà mẹ chăm chỉ tìm hiểu về các kĩ năng trong phương pháp ăn dặm BLW, chị Phương Anh 22 tuổi ở Hà Nội kiên trì lượm lặt kiến thức qua các sách ăn dặm cũng như rút kinh nghiệm từ việc áp dụng phương pháp này với cậu con trai của mình.

Mẹ 9x chia sẻ phương pháp ăn dặm BLW với kĩ năng dùng thìa dĩa, chỉ ra cái sai hàng trăm bà mẹ mắc phải - Ảnh 1.

"Bạn Shin nhà mình học cách cầm thìa dĩa khi con được 11 tháng tuổi. Lúc đầu con chỉ cầm nghịch chọc thức ăn rồi hẩy thức ăn, nhưng hãy kiên trì các mẹ ạ, 'có công mài sắt, có ngày nên kim' mà. Khi con được 14 tháng, con bắt đầu sử dụng dĩa khá thành thạo, lúc ấy mình chuyển cho con sử dụng cả thìa song song, ban đầu con cũng chẳng xúc được tí gì, toàn bạn yếm ăn hộ. Vậy nhưng trộm vía, 17 tháng con đã xúc tốt lắm rồi" – chị Phương Anh chia sẻ.

Bà mẹ 9x cho biết, có rất nhiều mẹ chỉ biết đến BLW là phương pháp ăn bốc, cũng có mẹ hỏi: "Con em sẽ ăn bốc cả đời hay sao khi con mới chỉ tập ăn dặm có 1 - 2 tháng?". Tuy nhiên, BLW không phải chỉ là ăn bốc, không chỉ quẳng cho con nắm cơm, miếng táo, miếng trứng chiên rồi kệ "mày làm gì thì làm", cũng không bé nào ăn bốc cả đời. Động tác xúc thìa là một kĩ năng vận động tinh thực sự khó. Bởi vì nó đòi hỏi một chuỗi sự phối hợp hoạt động phức tạp của cả cơ thể.

Chị Phương Anh phân tích cụ thể, não nhận tín hiệu từ mắt, tay được não điều khiển cầm thìa để xúc được thức ăn. Não còn phân tích quãng đường bao xa từ thìa đến miệng. Tay phối hợp với miệng để khéo léo đưa thìa thức ăn đó vào miệng mà không rơi. (Nếu không thì thức ăn đưa đến tận nơi, miệng chẳng há ra kịp thì thức ăn trong thìa rơi ra ngoài hết).

41065264_2120561221604623_2351787021703315456_o
41065264_2120561221604623_2351787021703315456_o
41280760_2120561234937955_7520281490966446080_o
41280760_2120561234937955_7520281490966446080_o

Ban đầu, bé Shin chẳng xúc được gì, vương vãi nhiều và toàn "bạn yếm" ăn hộ. Tuy nhiên sau một thời gian, bé đã rất thành thạo việc cầm thìa, dĩa. 

Không chỉ là sự phối hợp của các bộ phận trên cơ thể, kĩ năng xúc thìa còn đòi hỏi sự dẻo dai và khéo léo của bàn tay, cổ tay và cánh tay của con. Tay con cần đủ khéo léo để cầm chắc chiếc thìa. Cổ tay cần đủ sự linh hoạt và mềm dẻo để di chuyển chiếc thìa sao cho múc được thức ăn vào thìa. Cánh tay cần đủ sự chắc chắn và độ dẻo dai để nhấc thìa lên đưa đến gần miệng chính xác và chờ miệng há ra để đưa thức ăn vào miệng. Đấy là cả một quá trình dài và khó khăn mà con cần phải học cũng như mẹ cũng cần phải học kiên nhẫn nữa.

Nói về thời điểm thích hợp để bé làm quen với chiếc thìa, mẹ 9x cho rằng: "Có rất nhiều mẹ nghĩ rằng cho con làm quen với bát thìa từ sớm, khi bé mới tập ăn sẽ rút ngắn thời gian con biết xúc. Tuy nhiên kết quả lại ngược lại, có bé thậm chí đến vài tháng vẫn cứ thờ ơ hoặc chơi với bát thìa, chẳng chịu tập luyện gì cả, và các mẹ đâm ra nản lòng và nghĩ rằng con mình thật kém cỏi. Thật ra thì đó lại chính là sai lầm của mẹ, vì chọn sai thời điểm cho con làm quen với thìa. Trước khi tập cho bé dùng thìa, bé nên hoàn thiện kĩ năng bốc nhón đã.

Tại sao? Vì khi đó kĩ năng vận động tinh của bé thực sự khéo léo hơn 1 bậc, hơn nữa, bé đã qua thời gian khám phá thức ăn nên sẽ tập trung khám phá đồ chơi mới (là bát và thìa) nên sẽ nhanh chóng nhận ra công dụng của nó hơn là khi vừa phải tìm hiểu thức ăn vừa phải tìm hiểu bát, thìa.

Bé Shin cầm thìa, dĩa thành thạo khi được 17 tháng tuổi. 

Bé cũng ăn uống có tự chủ hơn, độ cáu kỉnh của bé giảm nhiều so với khi chưa hoàn thiện kĩ năng vận động tinh là bốc nhón để tiếp cận thức ăn, tính tập trung trong bữa ăn cũng tăng dần. (Đừng cho rằng bé thì không biết stress nhé, bé hoàn toàn có thể bị cáu trong quá trình học và hoàn thiện các kĩ năng vận động thể chất). Hoàn thành kĩ năng bốc nhón còn có nghĩa là bé sử dụng các ngón tay khéo léo hơn, cổ tay cũng đã được rèn luyện uyển chuyển hơn thì khi chuyển sang cầm thìa bé cũng sẽ thực hiện được dễ dàng hơn. Tất nhiên nếu các mẹ muốn, thì vẫn có thể cho bé làm quen với bát thìa sớm.

Tuy nhiên, thời điểm một bé 6, 7 tháng và một bé 9, 10 tháng từ lúc mới chơi với bát, thìa đến lúc nhận ra thìa dùng để làm gì hầu như là giống nhau (trung bình bé sẽ biết điều đó khi được 11 tháng trở lên). Vậy nên, với những bé được chơi từ lúc 6, 7 tháng thì mẹ nên kiên trì hơn 1 chút và nên hiểu rõ về sự phát triển của con để tránh việc cảm thấy lo lắng, căng thẳng vì mãi mà con vẫn chẳng chịu làm gì với cái thìa".

44433179_900080157047702_1872285083092647936_n
44433179_900080157047702_1872285083092647936_n
44394707_2200405200229300_2435361819653570560_n
44394707_2200405200229300_2435361819653570560_n
44378462_283904129119955_5124099106016329728_n
44378462_283904129119955_5124099106016329728_n
44358924_1154221568062238_3671826691640000512_n
44358924_1154221568062238_3671826691640000512_n
44345756_926806604179648_415341496644927488_n
44345756_926806604179648_415341496644927488_n
44326144_703554903356583_4328053516435193856_n
44326144_703554903356583_4328053516435193856_n

Chị Phương Anh cũng chia sẻ thêm về thực đơn ăn dặm của con trai. 

Bên cạnh đó, việc chọn thìa cho con sao cho phù hợp cũng là một điều mà các mẹ cần lưu ý.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thìa dành cho các bé. Tuy nhiên, trong số đó có những loại thìa sản xuất dành cho những bé được bón thức ăn chứ không phải cho những bé tập xúc. Do đó, việc các mẹ cần làm là xác định xem những loại thìa nào hỗ trợ bé tập xúc dễ dàng.

Chị Phương Anh đưa ra lời khuyên, các mẹ nên dùng thìa có lòng hình tròn hoặc hình oval hơi tròn, đường kính khoảng 2 - 3 cm để khi bé xúc thức ăn vào thìa được dễ dàng. Cán thìa vừa phải (ngắn hơn thìa người lớn hay ăn 1 chút) cho bé cầm không bị vuớng víu chiều dài khoảng 7 - 9 cm. Thìa cũng cần có độ sâu, để thức ăn ở trong thìa được lâu và không bị rơi vãi hết do thời gian đầu bé chưa điều khiển được thìa đúng cách rất dễ di chuyển linh tinh khiến thức ăn rơi ra ngoài.

Chia sẻ