Mây xanh phát sáng kỳ ảo trên nền trời đêm không phải ai cũng được chiêm ngưỡng

Linh Lan,
Chia sẻ

Chỉ ở một số nơi trên trái đất, người ta mới có cơ hội được tận mắt nhìn thấy hiện tượng mây phát sáng màu xanh huyền ảo như cổ tích.

Tuần qua, giới truyền thông đã được dịp xôn xao về hiện tượng những đám mây tích điện xanh sáng lung linh trên bầu trời đêm. Nguyên nhân của hiện tượng kỳ ảo này là những vụ nổ dạ quang hoặc những đám mây mưa đá.

Hiện tượng này diễn ra hàng năm vào đầu mùa hè ở những địa phương thuộc vùng bắc bán cầu. Cư dân những vùng này có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng mây xanh rực rỡ "nhảy múa" trên nền trời đêm cho tới tháng 8. Trong khi đó, người dân Nam bán cầu lại được thưởng thức vẻ đẹp kỳ ảo từ tháng 10 đến tháng 12.
 
Người dân được chiêm ngưỡng mây dạ quang vào mùa hè ở Bắc Bán Cầu và mùa đông ở Nam Bán Cầu.

Những đám mây xanh bí ẩn được hình thành xung quanh hai cực của Trái đất tại lớp cao nhất của bầu khí quyển. Chúng cách mặt đất 80 km, nơi nhiệt độ xuống tới âm 100 độ C và khô hơn sa mạc một triệu lần.

Ở điều kiện khắc nghiệt đó, hơi nước sẽ đóng băng bất cứ vật thể nào trôi nổi trong khu vực, hình thành những tinh thể băng và những đám mây dạ quang. Khi bình minh lên hoặc hoàng hôn buông, mặt trời chiếu sáng cho những đám mây, khiến chúng phát sáng màu xanh lung linh huyền ảo và con người có dịp chiêm ngưỡng.
 
Mây dạ quang được hình thành ở tầng cao nhất của khí quyển, nơi có điều kiện hết sức khắc nghiệt.

Môt trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mây sáng xanh trên trời đêm là núi lửa và bụi không gian. Hiện tượng này lần đầu được ghi nhận vào năm 1885, sau một vụ núi lửa phun trào tại hòn đảo Krakatau của Indonesia. Khi đó, một đám mây khổng lồ mang theo tro bụi bay vào khí quyển và xoay vòng theo chu kì của Trái đất. Người dân đã có dịp chiêm ngưỡng hoàng hôn đỏ cùng những đám mây xanh đầy ngoạn mục trong suốt nhiều năm.

Tuy vậy, những vụ núi lửa phun trào lớn không diễn ra thường xuyên bằng việc gần một trăm tấn bụi thiên thạch rơi xuống Trái đất mỗi ngày. Chúng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của mây dạ quang.
 
Nguyên nhân hình thành mây dạ quang là núi lửa và bụi không gian.

Người dân sống trong khu vực nằm giữa vĩ độ 50 và 70 có cơ hội chiêm ngưỡng mây dạ quang thường xuyên nhất. Tuy vậy trong thế kỷ qua, nhiều nơi khác nằm ở phía nam như Utah và Colorado cũng được chứng kiến hiện tượng này. Hiện tại, các nhà khoa học đang đặt ra nghi vấn sự gia tăng của mây dạ quang có liên quan đến sự biến đổi khí hậu.
 
Có khả năng sự mở rộng phạm vi diễn ra hiện tượng liên quan tới sự biến đổi khí hậu.

nhung-dam-may-da-quang

nhung-dam-may-da-quang

nhung-dam-may-da-quang
Các đám mây dạ quang trông giống như 'những bóng đèn địa vật lý' bật sáng trên bầu trời bao la tạo nên cảnh tượng vô cùng tuyệt vời.

Những đám mây dạ quang cũng có thể được quan sát từ ngoài không gian. Các phi hành gia ở Trạm không gian quốc tế báo cáo đã nhìn thấy chúng và ghi lại hình ảnh. Đám mây tương tự thậm chí đã từng được phát hiện trên sao Hỏa vào năm 2006, khi tàu thăm dò Mars Express thấy chúng trôi nổi ở độ cao 96,5 km. Trên hành tinh đỏ, mây dạ quang có thể được hình thành bở khí carbon dioxide đóng băng.

Để được chiêm ngưỡng hiện tượng đẹp mắt này, hãy nhìn về phía Tây bắc khi mặt trời khuất sau đường chân trời khoảng 1 giờ. Bạn cũng có thể nhìn thấy chúng vào buổi sáng ở phía đông bắc 1 giờ trước khi mặt trời mọc.

(Nguồn: National Geograaphic)
Chia sẻ