Mắt xuất hiện "màng máu": Không ít người Việt mắc căn bệnh này dẫn đến nguy cơ biến dạng tròng đen và giảm thị lực

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Dù được coi là lành tính như tỉ lệ người mắc bệnh này tại Việt Nam lên đến 5.24% và đến hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào điều trị tái phát bệnh hoàn hảo.

Thông tin này được ThS.BS Diệp Hữu Thắng, Trưởng khoa Giác mạc Bệnh viện (BV) Mắt TP.HCM cho biết trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học kỹ thuật, Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2018.

Căn bệnh hơn 5% người Việt mắc phải

BS cho biết, mộng thịt (hay màng máu mắt) là một bệnh mắt lành tính. Bệnh do thoái hóa kết mạc và tăng sản mô sợi mạch máu dưới kết mạc xâm lấn vào giác mạc.

Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới, nơi có môi trường nhiều gió bụi và ánh sáng mặt trời.

Do đó những người làm việc ngoài trời như nông dân, ngư dân và nghề dễ bị kích ứng mạn tính microtrauma do bụi như thợ hàn, hóa dầu... có nguy cơ mộng thịt hơn những người khác. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Mắt xuất hiện màng máu: Không ít người Việt mắc căn bệnh này dẫn đến nguy cơ biến dạng tròng đen và giảm thị lực - Ảnh 1.

Mộng thịt ở mắt.

Theo thống kê của BV Mắt Trung ương (Hà Nội), tỉ lệ người bệnh mộng thịt tại Việt Nam khoảng 5.24 %. Con số này ở Singapore là 10.1% (năm 2012), Tây Tạng 14.5%, Mông Cổ lên đến 17.8%.

Dù tần suất thấp nhưng di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến mộng thịt. Ngoài ra, môi trường sống độc hại, người có viêm nhiễm mãn tính, thay đổi về phim nước mắt hay tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại (UVB) gây biến đổi DNA tế bào gốc vùng da có thể dẫn đến bệnh này.

Theo BS Thắng, mộng thịt có thể xuất hiện ở mắt trái lẫn phải, từ phí mũi, khe gian mi hoặc có thể ở cả hai bên mắt (mộng kép).

Một số trường hợp tự ngưng tiến triển nhưng nếu bị nặng, mộng thịt xâm lấn trục thị giác và gây loạn thị. Nếu phân theo mức độ xâm lấn, có mộng thịt độ 1, độ 2 và độ 3.

Mắt xuất hiện màng máu: Không ít người Việt mắc căn bệnh này dẫn đến nguy cơ biến dạng tròng đen và giảm thị lực - Ảnh 2.

Tỉ lệ nam giới bị mộng thịt cao hơn nữ.

Triệu chứng của bệnh mộng thịt gồm:

- Quang sai: Mắt bị co kéo, lắng đọng nước mắt.

- Xấm lấn trực tiếp vào giác mạc: Gây giảm thị lực; đục giác mạc (lé, giảm độ tương phản); làm biến đổi nhẹ hình dạng bề mặt tròng đen. Cảm giác mắt như có một màng chắn phía trước.

- Giảm thị trường: Khô mắt, hạn chế hoạt động của cơ vận nhãn (các cơ vận động nhãn cầu).

Một số các triệu chứng khác như nóng rát, ngứa, xốn mắt, cảm giác như có dị vật bay vào mắt.

Mộng thịt cũng dễ bị nhầm lẫn với mộng giả sau chấn thương, phẫu thuật viêm; bệnh u kết mạc. Do đó cần được thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được xác định chính xác bệnh.

Mộng thịt dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm

BS Thắng cho biết, hiện có nhiều cách điều trị mộng thịt như điều trị nội khoa, dùng hóa chất hay phẫu thuật.

1. Điều trị nội khoa: Dùng nước mắt nhân tạo, thuốc kháng viêm NSAIDs, Corticosteroid, thuốc co mạch.

Mắt xuất hiện màng máu: Không ít người Việt mắc căn bệnh này dẫn đến nguy cơ biến dạng tròng đen và giảm thị lực - Ảnh 3.

Ủ tê trước khi phẫu thuật mắt.

2. Điều trị bằng hóa chất hoặc các tác nhân vật lý

Hóa và lý trị liệu: Carbolic acid, điện đông, áp lạnh

Kỹ thuật laser

Xạ trị bằng Beta

3. Phẫu thuật

Khi mộng thịt tiến vào trung tâm mắt, giảm thị lực do ảnh hường trục nhìn hay do loạn thị không điều, các BS sẽ tính đến đường điều trị ngoại khoa để loại bỏ mộng thịt, khôi phục giải phẫu kết mạc và chống tái phát.

Mắt xuất hiện màng máu: Không ít người Việt mắc căn bệnh này dẫn đến nguy cơ biến dạng tròng đen và giảm thị lực - Ảnh 4.

Mộng thịt có thể tái phát sau phẫu thuật 6 tháng.

"3 yếu tố cần cân nhắc trong điều trị là tái phát, thẩm mỹ và an toàn, Hiện tại vẫn chưa có phương pháp cho kết quả ưu việt. Phương pháp để củng mạc trần và khâu kết mạc đơn thuần có tỉ lệ tái phát cao không nên sử dụng.

Phương pháp ghép giác mạc cho kết quả tái phát thấp hơn. Ngoài ra cũng cần thận trọng khi sử dụng chất chống chuyển hóa" - BS Thắng phân tích.

Mộng thịt được gọi là tái phát khi xuất hiện trở lại sau phẫu thuật 6 tháng.

Lúc này mộng thịt có sự tăng sinh sinh mô sợi hạt, làm tổn thương vùng rìa, dẫn đến suy giảm khu trú tế bào gốc vùng rìa.

Mắt xuất hiện màng máu: Không ít người Việt mắc căn bệnh này dẫn đến nguy cơ biến dạng tròng đen và giảm thị lực - Ảnh 5.

Theo BS, hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào điều trị tái phát bệnh hoàn hảo.

Để phẫu thuật mộng thịt tái phát gặp nhiều khó khăn như việc dính chặt, khó bóc tách, phải cắt mô rộng. BS sẽ lựa chọn giữa cắt hết mô xơ hoặc tái lập giải phẫu vùng rìa để điều trị cho bệnh nhân.

Để phòng bệnh này, BS khuyên người dân nên tìm cách bảo vệ mắt khỏi các tác nhân của khói bụi độc hại, không để mắt bị khô. Một số cách cụ thể như đeo kính râm (loại có thể ngăn được tia tử ngoại), dùng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo, không để mắt làm việc quá mức.

Ngoài ra, nên thăm khám thường xuyên để được BS tư vấn cách chăm sóc mắt thích hợp.

Chia sẻ