Mang thai đôi nhưng quyết sinh thường, sản phụ sinh bé đầu thuận lợi nhưng bé thứ 2 khiến bác sĩ tái mặt

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Ngỡ tưởng như cuộc vượt cạn sẽ suôn sẻ khi bé đầu tiên ra đời thuận lợi, thế nhưng một bất trắc khôn lường xảy ra ngay sau đấy.

Chị Trần 37 tuổi (người Đài Loan), mang song thai và quyết định sinh thường. Vào thời điểm chuyển dạ, thai đầu tiên nằm ở vị trí ngôi thuận nên đi ra ngoài cơ thể mẹ dễ dàng. Nhưng điều khó khăn đã xảy đến ở thai thứ 2, bé đã đổi ngôi thành ngôi mặt do tử cung rộng rãi sau khi sinh bé thứ nhất. 

Tình huống này khiến bác sĩ Hoàng Nguyên Đức (Khoa sản, bệnh viện Chiayi Hospital, Đài Loan) là người trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ phải toát mồ hôi. Thật may bác sĩ Hoàng Nguyên Đức có kinh nghiệm đã hướng dẫn sản phụ phối hợp dùng lực sinh bé thứ hai suôn sẻ. Hiện tại, sức khỏe của mẹ con chị Trần đã ổn định và xuất viện về nhà.

1

Bác sĩ Hoàng Nguyên Đức bế 2 em bé trong ca sinh đặc biệt.

Bác sĩ Hoàng Nguyên Đức cho biết: "Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, được xác định là ngôi đẻ khó, nguy hiểm và tỉ lệ xảy ra là 1/1000 ca. Thai nhi có thể bị mắc kẹt trong sản đạo khiến quá trình sinh kéo dài. Thai nhi ở vị trí ngôi mặt không những khiến sản phụ đối mặt với nguy cơ rách âm đạo mà thai nhi có thể bị chèn ép trong âm đạo, khiến sắc mặt của thai nhi khi chào đời bị tím tái, phù nề. Nghiêm trọng hơn là mắt mũi của thai nhi có thể tổn thương, thậm chí ngạt thở".

Thai nhi vị trí ngôi mặt thường gặp ở sản phụ có khung xương chậu hẹp, đầu thai nhi quá to, hoặc trong trường hợp sinh đôi khi bé đầu tiên ra trước, bé tiếp theo do thay đổi tư thế dẫn đến sinh khó.

3

Ngôi mặt được xác định là ngôi đẻ khó, nguy hiểm và tỉ lệ xảy ra là 1/1000 ca.

4

Ngôi đầu là vị trí sinh thuận lợi nhất.

Bác sĩ Hoàng Nguyên Đức chia sẻ: "Chị Trần mang thai đôi được 36 tuần tuổi, sau khi vỡ ối, sản phụ có nguyện vọng sinh thường nên chúng tôi đã cố gắng hết sức. Trải qua 9 giờ đồng hồ, sản phụ hạ sinh bé trai đầu tiên khoảng 2,5kg; 5 phút sau bé thứ hai chuẩn bị chào đời. Tôi đưa tay vào âm đạo sản phụ kiểm tra thì chạm vào đầu của thai nhi, bé đã ngậm ngón tay của tôi, để chắc chắn tôi chạm vào mũi của bé và xác nhận thai nằm ở vị trí ngôi mặt, thai thứ hai có hình thể nhỏ, trọng lượng nhẹ. Tôi hướng dẫn sản phụ phối hợp dùng lực và nâng cao chân để khung xương chậu mở rộng giúp thai nhi dễ dàng chào đời và may mắn em bé vẫn có thể sinh thường, chào đời với cân nặng 2kg. Mặt của thai nhi bị chèn ép trong âm đạo nên tím tái và phù nề, sau 2 ngày thì sắc mặt của bé trở về trạng thái bình thường".

2

Mặt của thai nhi bị chèn ép trong âm đạo nên tím tái và phù nề.

Được biết, vợ chồng chị Trần đã kết hôn khoảng 3 năm nhưng vẫn chưa có con. Sau đó họ đã chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và hạnh phúc khi mang thai đôi. Nghĩ đến giây phút sinh con, chị Trần tâm sự: "Tôi chỉ muốn nhanh chóng sinh con ra thật an toàn và khỏe mạnh, ngay cả đau đớn tôi cũng đã quên. Thật may có bác sĩ hướng dẫn nên các con tôi đã chào đời bình an và khỏe mạnh".

Bác sĩ Hoàng Nguyên Đức cho biết thêm: "Khi thai nhi được 24 tuần tuổi, cổ tử cung của sản phụ quá ngắn và hẹp nên không an toàn, phải tiến hành thắt vòng cổ tử cung và dưỡng thai trên giường. Do mang song thai và là sản phụ cao tuổi, khi thai nhi được 32 tuần tuổi, sản phụ mắc hội chứng tiền sản giật. Khi thai được 36 tuần tuổi thì cổ tử cung thu hẹp gây tổn thương, phải tiến hành cắt bỏ đai cột cổ tử cung và sản phụ xuất hiện dấu hiệu sắp sinh, ngày hôm sau sản phụ vỡ ối và đã sinh thường".

Theo News

Chia sẻ