Mang bầu khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ

,
Chia sẻ

Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai khá dài, khó mà lường trước được những rắc rối về sức khoẻ. Dưới đây là những lưu ý giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ăn uống lành mạnh

 

Bạn cần bắt đầu ngay một chế độ ăn uống lành mạnh. Cả hai mẹ con bạn sẽ được hưởng lợi từ điều này. Cần tránh những thức ăn có dầu mỡ. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn chỉ nên ăn các loại cá phổ biến chứa hàm lượng thủy ngân thấp như: tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi và cá trê. Không ăn các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá mập ( còn gọi là cá nhám), cá thu ( loại lớn), cá kình… Hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ sơ sinh, không tốt cho thai kỳ.

 

Tập thể dục

 

Bạn vẫn có thể duy trì thói quen tập thể dục ngay cả khi đã mang thai với những động tác nhẹ nhàng phù hợp với thể lực. Tập thể dục sẽ giúp bà bầu cảm thấy thai kỳ nhẹ nhõm hơn, tăng sức đề kháng và được chứng minh có thể hạ thấp nguy cơ sảy thai. Bà bầu có thể đi bộ, đạp xe, tập các động tác tay không dưới sự tư vấn của các bác sỹ. Bơi lội cũng là một cách thư giãn cực kì lý tưởng của bà bầu.

 

Tránh xa hóa chất

 

Bạn nên tránh các hóa chất có thể làm tổn thương em bé đó là các loại thuốc tẩy, hoá chất tẩy rửa vệ sinh, hoá chất diệt côn trùng… Những hóa chất này có thể được tìm thấy trong nhà của bạn, chỗ làm việc và hầu như bất cứ nơi nào nên bạn cần hết sức lưu ý.

 

Uống đủ nước

 

Cơ thể bà bầu cần rất nhiều nước trong thời gian này. Bà bầu cần uống đủ 6-8 ly nước mỗi ngày để giữ cho bạn và con bạn khỏe mạnh. Uống ít nước có thể dẫn đến thiếu ối, cạn ối rất nguy hiểm. Ngoài uống nước lọc, bà bầu có thể bổ sung các loại nước bổ dưỡng tốt cho thai kỳ như: nước dừa, nước cam, nước ép táo, nước mía…

 

Không hút thuốc và hạn chế hít phải khói thuốc

 

Bởi nếu bạn hút thuốc hay thường xuyên hít phải khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ sinh con thiếu tháng.


Khám thai, siêu âm thai định kỳ


Mỗi lần khám thai bạn sẽ được kiểm tra cân nặng, kiểm tra nước tiểu, đo đường huyết,... Qua đó bác sỹ có thể tư vấn cho bạn một chế độ ăn uống nghỉ ngơi để tránh bị tiểu đường trong thai kỳ hoặc tránh phù nề, chuột rút... Siêu âm thai định kỳ giúp bạn sàng lọc những dị tật bẩm sinh, kiểm tra cân nặng và các chỉ số cơ thể của em bé. Ngoài ra, các sỹ cũng sẽ tư vấn cho bạn dùng một số loại thuốc bổ trợ cho thai kỳ như viên vitamin tổng hợp, canxi... Sau kết quả của quá trình chăm sóc thai kỳ, các bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp sinh là đẻ thường hay đẻ mổ cho phù hợp.

 

Thanh Hằng

(Tổng hợp từ Allwomenstalk)

Chia sẻ