Mâm cơm ngày Tết - mặn ngọt hương vị đoàn viên

Saga,
Chia sẻ

Tết là dịp để mọi người được trở về bên gia đình, là khoảng thời gian những người xa quê mong muốn thu xếp mọi thứ để kịp về quây quần bên bữa cơm đoàn viên cuối năm. Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng cảm xúc dành cho mâm cơm ngày Tết vẫn luôn vẹn nguyên trong mỗi trái tim của người Việt.

Mâm cơm gắn kết yêu thương

Với mỗi người, Tết có rất nhiều điều để nhớ. Trẻ con thì mong đến Tết để được xúng xính diện quần áo đẹp, được đi chơi, được lì xì; Tết với người lớn thì nhiều nỗi lo toan hơn nhưng vẫn là khoảng thời gian được mong chờ để cùng nhau quây quần, cùng ôn lại những kỷ niệm, tổng kết một năm đã qua và cùng chào đón một năm mới. Trong nhiều cảm xúc đẹp đó, mâm cơm ngày Tết luôn có một sức mạnh tinh thần to lớn khiến mỗi người dù đi đâu xa cũng mong ngóng quay về.

Mâm cơm ngày Tết - mặn ngọt hương vị đoàn viên - Ảnh 1.

Mâm cơm ngày Tết là bữa cơm đoàn viên gắn kết các thành viên trong gia đình

Người Việt rất coi trọng bữa cơm chiều 30 Tết, bữa cơm đoàn viên cuối cùng của năm cũ, khoảnh khắc đáng trân trọng nhất trong cả năm dài. Mọi thành viên trong gia đình dù đang ở đâu, có bận rộn gì đi chăng nữa, tới 29 Tết cũng sẽ cố gắng về tụ họp với gia đình. Mâm cơm ngày Tết dù đơn sơ hay đủ đầy vẫn đặc biệt theo cách riêng của từng gia đình bởi đây không chỉ là khoảng thời gian cả nhà nhà quây quần bên nhau, đó là lúc mà mỗi người có thể cởi mở, chia sẻ cùng nhau mọi vấn đề trong cuộc sống.

Với nhiều người, cả năm có thể không vào bếp, nhưng ngày Tết sẽ cùng mẹ đi chợ, chăm chút cho những món ăn khoái khẩu của cả gia đình. Bởi vậy mà có những món ăn, người ta chỉ cần ăn một lần trong năm, nhưng nhất định phải ăn vào dịp Tết. Đó là những món ăn đã trở thành kỷ niệm, đã là sợi dây gắn kết tất cả các thành viên trong gia đình.

Mâm cơm ngày Tết - mặn ngọt hương vị đoàn viên - Ảnh 2.

Có những món ăn nhất định phải được ăn trong ngày Tết. Đó là những món ăn đã trở thành kỷ niệm, đã là sợi dây gắn kết tất cả các thành viên trong gia đình.

Mâm cơm ngày Tết luôn thịnh soạn hơn bình thường vì... Tết mà. Ngày thường có đơn giản, thiếu thốn như thế nào, nhưng Tết thì phải đủ đầy, trước hết để thể hiện lòng thành kính dâng cúng ông bà, tổ tiên, sau đó là để gia đình cùng quây quần bên nhau, để cùng thưởng thức những món ăn cả nhà cùng ưa thích. Đối với những đứa con xa quê, Tết là những ngày như được bé lại trong tình yêu thương của cha mẹ, được đòi mẹ nấu cho những món ăn mình thích. Vì dù có bao nhiêu tuổi, đối với cha mẹ, con cái vẫn luôn nhỏ bé, cần được che chở yêu thương.

Những cái Tết để dành

Tuổi trẻ khi còn được ở bên gia đình, Tết và mâm cơm Tết là sự háo hức, ấm áp nhưng chưa là nỗi nhớ. Chỉ khi đi xa, bữa cơm Tết mới thật sự trở thành sự khoắc khoải, tiếc nuối khi vì một lý do nào đó, mình không thể góp mặt. Với những người phải xa nhà lập nghiệp ở những thành phố lớn, Tết là khoảng thời gian duy nhất trong năm có thể sắp xếp về thăm và tận hưởng không khí ấm áp bên gia đình. Vậy nhưng có những người vì bận rộn mưu sinh, vì điều kiện kinh tế không thể về kịp đành phải... để dành Tết.

Chị Nguyễn Thị Hường, quê ở Quảng Ngãi, đã vào Sài Gòn bán trái cây dạo gần 8 năm. Gánh hàng của chị là nguồn sống chính của cả gia đình ở quê. Cả năm ăn nhín, để dành gửi tiền về phụ chồng lo cho con ăn học, nuôi cha mẹ già. Năm nào buôn may bán đắt, cuối năm chị mới dám về Tết, còn không sẽ ở lại để tiết kiệm tiền và tranh thủ mấy ngày Tết đi làm thêm. Chị Hường chia sẻ: “Mình không về nhưng cả nhà sẽ có một cái Tết đầy đủ hơn một chút. Cứ 2 năm tôi mới về Tết một lần, những năm ở lại, tranh thủ đi giúp việc nhà cho người ta. Nhìn cảnh nhà người ta quây quần bên nhau ngày Tết mà buồn lắm, nhớ chồng, con, cha mẹ ở nhà, nhớ cảnh chộn rộn chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết”.

Mâm cơm ngày Tết - mặn ngọt hương vị đoàn viên - Ảnh 3.

Có những người phải để dành Tết, nén nỗi buồn trong lòng để lo một cái Tết đủ đầy hơn cho gia đình.

Còn rất nhiều người như chị Hường, mỗi năm phải để dành, tích cóp để có thể có một cái Tết đoàn viên bên gia đình. Không chỉ những người xa quê, với nhiều gia đình nghèo, để có thể có một cái Tết tươm tất cũng là một điều khó khăn. Đó là hoàn cảnh chung của rất nhiều gia đình vừa trải qua những đợt lũ lụt lớn ở miền Trung hay nạn hạn hán kéo dài ở miền Tây, của những sinh viên nghèo không về quê ăn Tết.

Trong những tháng cuối năm 2016, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 – Phạm Hương, đã tham gia chương trình Góp tình trao Tết, tặng quà cho các hộ gia đình nghèo tại Đồng Tháp. Chương trình do công ty Unilever Việt Nam cùng các nhãn hàng Omo, Knorr, Lifebuoy phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, địa phương tổ chức.

Tại đây, cô đã đến thăm và tặng quà cho Trường Tiểu hoạc Tân Thạnh và trực tiếp đến thăm những gia đình nghèo. Phạm Hương bồi hồi chia sẻ: "Là một người con thường xuyên xa nhà lâu ngày, Hương thấu hiểu hơn ai hết nỗi niềm nhớ gia đình, nhớ vị cơm mẹ nấu đầy ắp tình thương ngày Tết. Bữa cơm ấm cúng ngày Tết là điều không thể nào thiếu được. Như mọi người thường nói "Tết sum vầy, Tết đoàn viên", Hương hy vọng có thể chung tay góp một ít công sức của mình để tất cả có thể cảm nhận được một mùa Tết ấm áp đang về khắp mọi nhà".

Mâm cơm ngày Tết - mặn ngọt hương vị đoàn viên - Ảnh 4.

Hoa hậu Phạm Hương thăm, tặng quà tết gia đình chị Trần Thị Thu Hương...

Mâm cơm ngày Tết - mặn ngọt hương vị đoàn viên - Ảnh 5.

… và biếu mâm cơm cuối năm do mình chế biến cho gia đình chú Nguyễn Văn Thảo (hộ nghèo, ấp Trung, xã Tân Thạnh)

Mỗi sự sẻ chia dù là nhỏ bé cũng sẽ mang đến những niềm hạnh phúc lớn lao cho cả người cho và người nhận trong dịp Tết đến xuân về.

Cùng chung tay lan tỏa tinh thần sẻ chia mà chương trình "Góp Tình Trao Tết" do 3 nhãn hàng OMO, Knorr và Lifebuoy tổ chức trong dịp Tết Đinh Dậu, với 10.000 phần quà trao tặng cho các hộ gia đình khó khăn trên cả nước. Truy cập www.goptinhtraotet.com để tìm hiểu thông tin và đăng ký tham gia chương trình.

Chia sẻ