Mách bạn cách nhận diện tôm bị bơm tạp chất chỉ trong tích tắc

Nguyên,
Chia sẻ

Tôm là một trong những món quen thuộc và được yêu thích của tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải chị em nội trợ nào cũng biết cách có thể phân biệt được tôm tươi 100%.

Ngay từ giai đoạn con giống, tôm đã được thấm một số chất độc hại vượt mức cho phép từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, người ta lại tiếp tục "bồi bổ" cho chúng nhiều loại thuốc tăng trọng để có thể lớn nhanh như thổi. Và cuối cùng trước khi được bán đến người tiêu dùng, tôm sẽ được bơm thêm tạp chất để giúp thân phình to ra, bóng mướt, bắt mắt và tăng trọng hơn. 
 
Phan biet tom 1
Không phải ai cũng biết cách phân biệt tôm “sạch” và tôm bơm hóa chất (Ảnh: Internet)

Những con tôm khi được bơm hóa chất vào thì thường có kích thước lớn, to và múp trông rất ngon, loại tôm này thường khoảng tầm 23 – 24 con/1 kg và vì tôm to ra nên giá cũng sẽ tăng. 
 
Phan biet tom 2
Tôm sẽ được người bán “hô biến” để trở nên bắt mắt và tăng trọng hơn. (Ảnh: Internet)

Những tác hại của loại tôm bơm tạp chất

Thủy, hải sản khi được bơm tạp chất lạ, đặc biệt là dạng lỏng sẽ trở thành một môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn nguy hiểm sinh sôi, phát triển và tôm cũng không phải ngoại lệ. 

Tôm là loại hải sản phổ biến và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn phải loại tôm bị bơm tạp chất để tăng trọng thì sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe.
 
Phan biet tom 3
Chọn nhầm phải loại tôm bơm hóa chất sẽ mang đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)

Tôm được bơm tạp chất sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh thương hàn, tả, tiêu chảy hay rối loạn tuần hoàn tiêu hóa… Ngoài ra, việc ngâm giữ tôm trong hàn the, ure… cũng làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính. Ure tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc mạn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, gây bệnh gan, thận…

Cách nhận biết tôm bơm bột, hóa chất và tạp chất cực nhanh, đơn giản

Phan biet tom 4
Tôm bơm tạp chất có thể nhận biết được khi mua (Ảnh: Internet)

Về thân tôm:

- Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất.  Bình thường mình tôm sẽ mềm, cong.
- Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường.
- Tôm bị ngâm ure thường bị trương nước, vỏ rất căng và cứng, nhất là phần mang. 
- Phần đầu không chắc, bị phù và gần như rời khỏi thân
- Gai tôm vểnh, màu sắc vỏ nhợt nhạt chứ không đậm như tôm sạch.
- Tôm bị bơm bột, hóa chất và tạp chất thường có phần đuôi bị tòe chứ không xếp đều và cụp xuống như tôm thường.
 
Phan biet tom 5
Tôm bơm tạp chất phần đầu thường bị sứt khỏi thân… (Ảnh: Internet)
 
Phan biet tom 6
…hay phần đầu trồi lên... (Ảnh: Internet)
 
Phan biet tom 7
…gai vểnh... (Ảnh: Internet)
 
Phan biet tom 8
…và đuôi bị tòe ra chứ không cụp xuống như tôm bình thường. (Ảnh: Internet)

- Khi chế biến: Tôm bị ngâm, bơm hóa chất thường ra nhiều nước khi nấu, ăn rất nhạt, bở và dễ bóc vỏ. Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Cách nhận biết tôm tươi, sạch
 
Bạn nên chọn mua những loại tôm nhỏ, hoặc nếu chọn mua tôm lớn, hãy chọn những con còn nhảy tanh tách và vỏ sáng bóng, đậm màu; thân mềm và cong; đuôi xếp đều và cụp xuống; đặc biệt là phải còn nguyên chân, càng, gai và râu. 

Phan biet tom 9
Nên chọn những loại tôm còn sống (Ảnh: Internet)

Phan biet tom 10
Nên chọn những loại tôm còn nguyên càng, chân, gai và râu (Ảnh: Internet)

Về màu sắc:

- Tôm sú: Không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. 
- Tôm he: Ngoài đặc điểm còn sống, nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. 
- Tôm sắt: Không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Đối với loại tôm đông lạnh: Để ý các chi tiết như đầu, thân và đuôi tôm. Khi mua tôm, nên cầm phần đầu và đuôi tôm kéo giãn ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm còn tươi, chưa bị ươn và không bị tiêm hóa chất. Nếu các khớp này giãn ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu và khả năng bơm hóa chất là rất cao.

(Nguồn: Tổng hợp)
Chia sẻ