Mắc bệnh hoang tưởng, tôi không thể thoát ra được một vòng luẩn quẩn

Thảo Thảo,
Chia sẻ

Tôi đã tự nói với bản thân mình, "đó không phải là lỗi của mình đâu, đó là do bộ não của mình bị tổn thương", nhưng sự thật không phải vậy.

Dưới đây là bài viết của Galina Nemirovsky, chuyên gia của tạp chí SheKnows, chia sẻ về căn bệnh hoang tưởng đã hành hạ một người phụ nữ đáng thương:

Khi sinh ra tôi đã bị mắc chứng rối loạn lo âu, sau đó phát triển thành chứng rối loạn hoảng sợ. Sáu năm trước, tôi đã bị ốm nghén trong lần mang thai thứ hai và sau lần đó tôi đã gặp phải chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và giai đoạn đầu của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) – một căn bệnh dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh. Tôi dường như đang bị mắc kẹt vào những căn bệnh tinh thần khó chữa vốn chỉ có tôi mới có thể cứu được tôi.

Tôi đã tự nói với bản thân mình, "đó không phải là lỗi của mình đâu, đó là do bộ não của mình bị tổn thương", nhưng sự thật thì tôi không thể tự lừa dối bản thân tôi như vậy nữa. Tôi đã chiến đấu với những nỗi sợ hãi do bệnh hoang tưởng dẫn tới phát hoảng cho tới ngày hôm nay.

Nó xảy ra khi tôi đến đón con gái tôi sau giờ học. Tôi mua một cái bánh mì tròn nhỏ có pho mát kem, tôi kiểm tra nó chẳng vì lý do gì. Cũng không phải do tôi cảm thấy buồn nôn, tôi cảm thấy sợ hãi vì một thứ gì đó, hãy bình tĩnh lại nào, tôi tự nhủ và tôi cảm thấy tốt hơn và sau đó tôi lại kiểm tra lại và bắt đầu một vòng luẩn quẩn những suy nghĩ như cũ. OCD và PTSD có thể là nguyên nhân gây nên chuyện này.

Mắc bệnh hoang tưởng, tôi không thể thoát ra được một vòng luẩn quẩn - Ảnh 1.

Tôi biết được những công việc mà tôi cần phải làm. Tôi lái xe đưa con gái về nhà và nó nghĩ rằng tôi ổn. Tôi đang thở, tôi không thấy đau đớn nhưng tôi cảm thấy trong cơ thể tôi đang có một trận lở tuyết – nó ở giữa cổ họng và dạ dày của tôi và chắc chắn tôi sẽ không thể nào ăn được gì trong ngày hôm nay nữa.

Tôi bắt đầu với chiến thuật đối phó của mình. Tôi lau sạch sàn nhà gỗ bằng khăn lau của em bé. Tôi di chuyển trên sàn nhà giống như một con cua, cánh tay và chân của tôi luống cuống và và tôi tiếp tục hít thở sâu. Tôi cố gắng tập trung vào việc tìm những vết bẩn trên sàn để lau.

Tôi bắt đầu thở chậm lại và cảm thấy tốt hơn. Tôi nghĩ: “ Không biết thực sự tôi đã ổn hơn chưa nhỉ?". Tôi tự hỏi bản thân mình và tôi thật sự tập trung xem tôi đã cảm thấy tốt hơn hay vẫn còn buồn nôn. Ý nghĩ này đã làm tôi giật rùng mình lên thêm một lần nữa. Đầu tiên là chân tôi co lại, răng tôi bắt đầu va đập vào nhau. Tôi nói chuyện với chồng tôi, anh ấy tái khẳng định tất cả điều này chỉ là sự hoảng sợ và tôi sẽ ổn thôi. Tôi không bị bệnhvà tôi chả bị sao hết, anh ấy bảo tôi vậy. Anh ấy nhắc tôi hít thở đều và tập trung vào cái gì khác đi. Tôi cảm thấy tốt hơn trong một vài phút và tôi tiếp tục quay lại kiểm tra gì đó và nó lại bắt đầu một lần nữa. Bộ não của tôi như là một cái đĩa CD bị mắc kẹt.

Tôi lấy lại bình tĩnh, tôi chơi với con tôi và tôi nghĩ rằng tôi đã ổn rồi.

Ngày sinh nhật của chồng tôi và bữa tối đặc biệt của anh ấy, mình tôi ngồi trong phòng khách đánh máy trong khi các thành viên còn lại trong gia đình ngồi ăn uống với nhau mà không có tôi bởi vì tôi thấy khó chịu khi nhìn vào đồ ăn.

Tôi cảm thấy tốt hơn trong một vài phút và ngay sau đó thì chân của tôi bắt đầu run rẩy và cơ thể của tôi như bị cắt ngang ở giữa khiến tôi không thể nuốt được.

Mắc bệnh hoang tưởng, tôi không thể thoát ra được một vòng luẩn quẩn - Ảnh 2.

Tôi xấu hổ về bản thân mình. Tôi đang làm bản thân mình cảm thấy "bị bệnh". "Tôi không thấy đau", tôi tự nhủ với bản thân mình. "Không đau, không đau. Tôi khỏe mạnh, tôi mạnh mẽ" - đây là thần chú của tôi và tôi lặp lại chúng hơn nhiều hơn. Tôi lau chùi sàn nhà nhiều hơn, hít thở nhiều hơn và gõ chữ nhiều hơn. Tôi nhìn chằm chằm vào con tôi và tập trung vào khuôn mặt xinh đẹp của nó. Tôi ích kỷ và tập trung quá nhiều vào bản thân mình. Tôi tắm với con gái sáu tuổi của tôi. Tôi cảm thấy tốt hơn. Trong lúc đó thì tôi tập trung vào những gì đang có trong nhà tắm, tập trung bằng 5 giác quan. Tôi đếm năm thứ mà tôi có thể nhìn thấy trong nhà tắm, bốn thứ tôi có thể chạm vào , ba điều tôi có thể nghe thấy, hai thứ tôi có thể ngửi thấy mùi và một thứ tôi có thể nếm. Đến khi tôi bị phân tâm, tôi thư giãn và trở lại bình thường.

Tôi có thể chấm dứt ngay lập tức những cơn hoảng loạn tái diễn này một cách nhanh chóng nếu như tôi uống thuốc Klonopin. Thuốc này có thể giúp tôi được tĩnh tâm lại và đưa tôi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng.

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Là một chứng rối loạn lo âu dựa trên các ý nghĩ dai dẳng và luôn bị ám ảnh dẫn đến người bệnh tham gia vào các hành vi lặp đi lặp lại. Dù người bệnh biết được những ý nghĩ là của mình nhưng hoàn toàn bất lực trước nó. Người bệnh hay thực hiện các hành vi mang tính ép buộc để giảm bớt sự sợ hãi hay đau khổ. Đến nay, căn bệnh này vẫn là một căn bệnh hiếm gặp và khó chữa.

- Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD): Là một loại rối loạn lo âu xuất hiện muộn và dai dẳng xảy ra ở những người đã từng trải qua hay chứng kiến một sang chấn cực nặng. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Bệnh được điều trị bằng thuốc kết hợp với tâm lí liệu pháp.

(Nguồn: SK)

Chia sẻ