Lý giải 5 điều đặc biệt về cơ thể mà bạn chưa hề nghe

T.L,
Chia sẻ

Nếu bạn thắc mắc nhiều điều đặc biệt về cơ thể như tại sao mình thường cảm thấy muốn đi tiểu hoặc đại tiện khi chạy, nhiều ráy tai có bình thường không... thì hãy tham khảo giải thích dưới đây.

Có những điều đặc biệt về cơ thể mà bạn không giải thích được. Hãy tham khảo những điều sau đây để biết thêm về cơ thể bạn nhé.

1. Tại sao tôi muốn đi tiểu khi chạy?

Đây là do tập luyện mất kiểm soát. Tình trạng này ít gặp ở chị em và thường do những nguyên nhân sau gây ra:

- Khi chạy hoặc tập thể dục quá sức có thể làm gia tăng áp lực ổ bụng. Áp lực trong ổ bụng vượt ngưỡng kháng cự của bàng quang và gây rò rỉ nước tiểu. 

- Bàng quàng phải làm việc quá mức khiến cho các thành bàng quang bị chèn ép và chúng cần được "thư giãn". Cách thức đơn giản nhất để giải tỏa sự chèn ép này là thải nước tiểu trong bàng quang, từ đó gây ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu khi chạy.

Nếu bạn đang gặp tình trạng rò rỉ nước tiểu ngay cả khi không chạy hoặc thể dục thì bạn nên đến gặp bác sĩ tiết niệu để được kiểm tra sức khỏe.

Lý giải 5 điều đặc biệt về cơ thể mà bạn chưa hề nghe 1
Ảnh minh họa

2. Tại sao tôi muốn đi đại tiện khi chạy?

Tốt nhất, bạn nên đi đại tiện trước khi chạy. Khi bạn chạy, cơ thể bạn bị tác động, kể cả nội tạng, bao gồm cả ruột. Sự chuyển động này tạo ra kích thích lớn, làm cho nhu động ruột chuyển động từ trên xuống và khiến bạn có nhu cầu muốn đi đại tiện hơn so với bình thường.

Nếu bạn muốn uống một vài loại thức uống như cà phê, trà hoặc nước hoa quả... thì nên uống trước khi chạy khoảng 2 tiếng đồng hồ vì các thức uống này cũng góp phần kích thích nhu động ruột. Nếu uống ngay trước khi chạy, cảm giác muốn đi tiểu hoặc đại tiện của bạn càng tăng.

Lý giải 5 điều đặc biệt về cơ thể mà bạn chưa hề nghe 2
Ảnh minh họa

3. Có nhiều ráy tai có bình thường không?

Ráy tai nằm ở ống tai ngoài, do một loại chất nhờn tựa như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn lẫn với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành. Ráy tai có tác dụng chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, côn trùng, giúp tai không bị "sốc" vì các âm thanh quá lớn. 

Bản thân ráy tai còn có thể là chất sát trùng. Vi khuẩn chẳng may lọt vào trong lỗ tai, đụng phải thứ “thuốc sát trùng” này sẽ bị chết, vì vậy tai mới đỡ bị nhiễm khuẩn. Bình thường, ráy tai tự rơi ra ngoài tai, trong trường hợp ráy tai quá nhiều, lộ ra bên ngoài thì bạn có thể nhờ bác sĩ can thiệp và làm sạch tai.

Lý giải 5 điều đặc biệt về cơ thể mà bạn chưa hề nghe 3
Ảnh minh họa

4. Tại sao tôi lại ra nhiều mồ hôi?

Mục đích của việc ra mồ hôi là làm mát cơ thể vì khi các tuyến mồ hôi tiết ra độ ẩm, chủ yếu là nước qua bề mặt da và bốc hơi đi thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống để cân bằng với môi trường. Thông thường, tình trạng ra mồ hôi sẽ xuất hiện nhiều vào mùa hè, khi cơ thể phải vận động mạnh hoặc làm việc nặng, thể dục quá sức... Còn trong trường hợp cơ thể bạn ra quá nhiều mồ hôi một cách bất thường thì rất có thể đó là do sự rối loạn được gọi là hyperhidrosis - tăng tiết mồ hôi quá nhiều.

Hyperhidrosis là một sự kích thích bất thường của tuyến mồ hôi từ hệ thống thần kinh giao cảm. Hyperhidrosis thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay, lòng bàn chân và nách và có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường hàng ngày, khiến người bệnh luôn lo lắng hay bối rối.

Lý giải 5 điều đặc biệt về cơ thể mà bạn chưa hề nghe 4
Ảnh minh họa

5. Tại sao tôi hay bị đau ở háng khi quan hệ tình dục?

Quá trình quan hệ tình dục có thể khiến các cơ ở hai bên háng của bạn phải vận động nhiều, kết quả là chúng bị co thắt mạnh và gây đau sau khi kết thúc cuộc "giao ban". Tình trạng này thường gặp ở những người ít vận động, nhất là nữ giới. 

Một số người bị đau háng vì hông của họ không chuyển động linh hoạt kịp thời. Bạn nên tăng cường các hoạt động co giãn cơ để tránh tình trạng này xảy ra.



Chia sẻ