Lưu ý khi tăng sức đề kháng phòng chống dịch COVID-19 bằng y học cổ truyền

MT,
Chia sẻ

PGS TS BS. Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc xin phòng ngừa đối với virus corona (COVID-19). Chính vì vậy, công tác phòng bệnh phải được nâng cao, một trong những cách phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng.

Bộ Y tế vừa có công văn 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020, gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cục Y tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; bệnh viện y học cổ truyền; khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền… (sau đây gọi là đơn vị) về việc tăng cường phòng, chống viêm đường hô hấp cấp SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp YHCT.

Lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh YHCT; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2.

Lưu ý khi tăng sức đề kháng phòng chống dịch COVID-19 bằng y học cổ truyền - Ảnh 1.

Thực hiện các quy định về bào chế, sản xuất thuốc trong bệnh viện đảm bảo chất lượng, cung ứng thuốc cho người bệnh nội trú, ngoại trú theo đúng quy định;

Tăng cường công tác truyền thông với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người bệnh, người nhà người bệnh chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch phù hợp;

Các chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh do SAR-Cov-2 gây ra thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền phải: Đảm bảo chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, nguồn cung ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng do SAR-Cov-2 gây ra kèm theo công văn này.

Theo PGS TS BS. Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc xin phòng ngừa đối với virus corona (COVID-19). Chính vì vậy, công tác phòng bệnh phải được nâng cao, một trong những cách phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng. Khi sức đề kháng mạnh, hệ miễn dịch hoạt động tốt thì cơ thể có khả năng đối phó với nhiều yếu tố gây bệnh. Hơn nữa, nếu chẳng may bị nhiễm virus nCoV, sức đề kháng mạnh thì quá trình điều trị cũng trở nên thuận lợi và thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn.

Theo bác sĩ Bay trong đông y có nhiều loại thảo dược có thể hỗ trợ chữa các chứng viêm đường hô hấp trên, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Theo bác sĩ Bay, nếu nghi ngờ bị nhiễm virus hoặc muốn tăng sức đề kháng thì bạn có thể tham khảo một số bài thuốc, dược liệu sau đây:

1. Quả hồi

Quả hồi có chứa tinh dầu, có tác dụng tăng sức đề kháng. Bác sĩ Bay cho biết, người ta đã nghiên cứu và chiết xuất tinh dầu trong quả hồi để sản xuất thành phần tamiflu để sử dụng cho những người bị nhiễm cúm SARS (2002 – 2003). Khi chiết xuất thì người ta sử dụng với liều lượng rất lớn kèm theo các phương pháp hóa học khác, nếu chúng ta chỉ ăn quả hồi bình thường thì nó có tác dụng tăng sức đề kháng.

2. Kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo

Các công trình nghiên cứu cũng đã cho thấy kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo khi cấu tạo thành bài thuốc sẽ có tác dụng điều trị viêm đường hô hấp trên. Áp dụng khi bạn có triệu chứng như đau họng, viêm họng, hay các bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì vẫn có thể sử dụng bài thuốc này.

Lưu ý khi tăng sức đề kháng phòng chống dịch COVID-19 bằng y học cổ truyền - Ảnh 3.

3. Quế chi

Chế chi là loại thảo dược giúp làm ấm cơ thể, tăng cường khả năng kháng bệnh tốt.

4. Nước chanh sả

Nước chanh sả vừa là nước giải khát vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể để phòng bệnh tốt hơn. Có thể nói, đây là loại nước thích hợp để uống mỗi ngày trong mùa dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

5. Nước gừng ấm

Nước gừng ấm pha với mật ong hoặc gừng, chanh và mật ong cũng là loại nước giúp làm ấm cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Nếu bạn đang bị cảm lạnh thì dùng liều lượng lớn hơn thường ngày. Theo bác sĩ Bay, mỗi ngày chỉ nên dùng gừng tươi từ 8 – 10g là tối đa.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thích hợp với loại thảo dược khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng loại thảo dược Đông y nào, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc chuyên gia.

 - Ảnh 1.
Chia sẻ