Luôn giữ tư duy tiết kiệm tiền hiệu quả nhờ 12 lời khuyên hữu ích sau

V,
Chia sẻ

Làm sao có thể tiết kiệm tiền được hiệu quả nếu không có những mẹo vặt thông minh. 12 lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ là kim chỉ nam giúp bạn trong vấn đề này.

1. Hãy nhớ tại sao tiết kiệm tiền lại quan trọng với bạn

Đây là cách bạn tự thôi miên mình, lý do tại sao mình muốn tiết kiệm tiền và tận dụng mọi cơ hội để nhắc nhở bản thân. Bạn có thể sử dụng cách nói to nó lên, viết nó xuống giấy ghi nhớ dán vào nơi dễ nhìn thấy.

Ngay cả khi mục tiêu của bạn đơn giản như tiết kiệm cho một kỳ nghỉ, hãy luôn luôn giữ nó trong đầu khi bạn đi mua sắm hoặc tìm kiếm cơ hội tiết kiệm tiền trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một người tiết kiệm tiền hiệu quả trong một thời gian dài, hãy nghĩ về thành quả lớn lao mà bạn sẽ đạt được.

Điều này giúp bạn có thể dễ dàng tập trung vào những gì bạn phải từ bỏ để tiết kiệm tiền, thay đổi thái độ để tập trung vào những gì bạn sẽ nhận lại, việc đưa ra các quyết định hàng ngày để tiết kiệm sẽ dễ dàng hơn nhiều.

1

2. Theo dõi danh sách chi tiêu

Nhiều người có thói quen không lập danh sách quản lý chi tiêu hàng tháng nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Chiến lược ghi chép/ghi chú lại các khoản tiêu đã tiêu dùng sẽ cực thành công vì giúp bạn bám sát và nghiêm ngặt được các khoản chi. Nó không tốn quá nhiều thời gian của bạn, cũng không làm bạn mất nhiều công sức cố gắng nhớ.

2

Một khi đã tạo ra trước một bản danh sách chi tiêu cho mình thì không nên làm sai. Cần lập thêm thói quen tự gửi tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm để thanh toán hóa đơn hoặc thẻ tín dụng. Chỉ cần đảm bảo việc bám sát các tài khoản chi tiêu cá nhân bạn sẽ nhanh chóng có đủ tiền rủng rỉnh tiết kiệm như ý.

3. Khi bạn được tăng lương, đừng tăng chi tiêu của bạn

Có vẻ nhiều người cảm thấy cần tăng khoản chi khi mức lương của mình tăng lên. Tuy nhiên, lối sống xa xỉ sẽ gây nguy hiểm tới hành vi tiết kiệm của bạn. Hãy nghĩ trong đầu về việc tăng lương như một cách dễ dàng để tăng tốc độ tiết kiệm. Hãy sống khiêm tốn và chuyển bất kỳ thu nhập thêm nào, cho dù đó là từ tăng lương hay hợp đồng tự do bên ngoài vào thẳng tài khoản tiết kiệm của mình.

3

Nhiều cố vấn tài chính cho rằng việc tiết kiệm 10% đến 15% thu nhập của bạn là đủ cho dù bạn đang ở trong khung thuế nào, nhưng một số nhà kinh tế cá nhân lại ủng hộ việc tiết kiệm tới một nửa thu nhập nếu bạn có thể. Một cách tiếp cận triệt để hơn để tiết kiệm là hãy nghĩ tới việc nghỉ hưu sớm hoặc ít nhất là đạt được mục tiêu tiết kiệm của bạn trong thời gian sớm nhất. Hãy tận hưởng cuộc sống đơn giản và mong chờ những phần thưởng tới từ lối tư duy tiết kiệm tiền có kỷ luật.

4. Tạo một bảng tầm nhìn

4

Bạn có gặp khó khăn khi tin rằng bạn thực sự có thể tiết kiệm số tiền bạn đang hy vọng là sẽ tiết kiệm được? Sẽ dễ dàng hơn để đạt được mục tiêu tài chính nếu bạn có thể thấy mình hoàn thành nó. Một cách để làm điều này là tạo ra một bảng tầm nhìn tài chính. Điều này liên quan đến việc cắt các hình ảnh với mục tiêu tài chính khác nhau mà bạn mong muốn đạt được. Những bức ảnh có thể là từ các tạp chí, tờ báo yêu thích của bạn, hoặc thậm chí là những bức ảnh bạn đã in từ internet. Nếu bạn có thể thấy mục tiêu của mình, bạn có thể đạt được nó.

5. Tách biệt nhu cầu với mong muốn

Một cách mà nhiều người mắc phải chính là khi họ chi rất nhiều tiền cho những mong muốn thay vì nhu cầu. Hai điều này dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt là khi bạn thực sự muốn một cái gì đó. Bạn có thể trở nên choáng ngợp bởi mong muốn có một thứ gì đó mà bạn tự thuyết phục bản thân mình, đó thực sự là một nhu cầu và không phải là một mong muốn.

1

Nếu bạn muốn ngăn điều này xảy ra, bạn hãy dành một khoảng nghỉ tầm vài ngày để suy nghĩ về nó nếu không chắc chắn đó là nhu cầu hay mong muốn. Thời gian này sẽ giúp bạn suy nghĩ cẩn thận hơn xem liệu đó chỉ là một sự mong muốn có được hay nhu cầu cần phải có.

6. Tìm hiểu lý do tại sao bạn chi tiêu

2

Sẽ dễ dàng hơn để tiết kiệm khi bạn đi đến tận cùng lý do tại sao bạn phải chi tiêu. Ví dụ, bạn cố mua nhiều quần áo vì muốn gây ấn tượng với ai đó không? Hay bạn luôn dành tiền cho việc đi ăn ngoài vì bạn không có đủ thời gian để nấu ăn ở nhà? Nếu bạn không cần tập trung vào việc gây ấn tượng với người khác hoặc bạn chưa thiết lập kỷ luật tài chính, đã đến lúc xử lý những thói quen xấu này.

7. Giải quyết vấn đề thiếu tiền bạc kéo dài

3

Nếu bạn muốn ở trong một lối tư duy tiết kiệm tiền, bạn cần quan tâm đến bất kỳ vấn đề tiền bạc nào đang phá hoại nó. Có lẽ bạn chưa quen với việc có nhiều tiền, vì vậy bạn có xu hướng tiết kiệm tiền và sau đó tìm một cái cớ để chi tiêu. Bạn cần cân nhắc tới liệu trình tư vấn với chuyên gia trị liệu tài chính hoặc tham gia nhóm hỗ trợ tài chính để giúp ích cho vấn đề chi tiêu của mình.

8. Yêu cầu giúp đỡ

4

Cho dù nó có khó khăn đến đâu, hãy bám chặt vào mục tiêu tiết kiệm tiền. Nếu bạn cảm thấy khó khăn để tiếp tục, hãy nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình giúp bạn bám sát mục tiêu của mình. Đừng ngại yêu cầu trợ giúp để đạt được mục tiêu tiền bạc đã đề ra.

9. Thiết kế một trò chơi để tiết kiệm tiền

5

Tiết kiệm tiền không phải là một điều đơn giản. Để có thể duy trì nó bạn cần có động lực lớn lao. Thậm chí bạn cần một vài người bạn để có thể tham gia vào cuộc vui. Một ý tưởng gợi ý chính là cách tiết kiệm tiền trong vòng 52 tuần. Đây là một thách thức đòi hỏi bạn phải tiết kiệm một số tiền nhất định mỗi tuần trong năm.

10. Theo dõi tiến trình của bạn

6

Đừng quá thoải mái sau khi đạt được một cột mốc tiết kiệm lớn. Khi bạn đã tiết kiệm được một số tiền nhất định, thật dễ dàng để quay lại thói quen tiêu pha hoang phí cũ. Tiếp tục để mắt đến cách bạn đang làm với mục tiêu tiền bạc mới. Một mẹo nhỏ là lập biểu đồ về các mục tiêu tiền bạc mà bạn đã đạt được. Mỗi khi bạn đạt được một mục tiêu, hãy đánh dấu nó trên biểu đồ của bạn, để bạn có thể thấy bạn đã đi được bao xa. Điều này sẽ giữ cho bạn có động lực để tiếp tục tiết kiệm tiền.

11. Tiếp tục giáo dục bản thân

8

Hãy tiếp tục học hỏi nhiều nhất có thể về cách quản lý tài chính cho bản thân. Nếu bạn muốn thành công về tiền bạc, điều quan trọng là tiếp tục cập nhật thông tin tài chính mới mỗi ngày. Chọn một cuốn sách tài chính cá nhân, đi đến các hội thảo về tiền và đọc blog về cách quản lý tiền. Bạn càng tìm hiểu về tiền và cách thức hoạt động, bạn sẽ càng cam kết thực hiện ưu tiên tiết kiệm tối đa.

12. Kỷ niệm thành công

7

Tiếp tục tiến về phía trước bằng cách tự vỗ lưng khích lệ khi bạn đạt được mục tiêu. Mỗi khi bạn đạt được một cột mốc tiết kiệm, hãy ăn mừng. Tự thưởng cho bản thân bằng cách xem thêm một tập của chương trình truyền hình yêu thích của bạn hoặc cho phép bản thân thưởng thức thêm một món đồ ăn yêu thích. Lưu ý, hãy tìm cách để ăn mừng mà không tốn nhiều tiền. Đừng ăn mừng quá nhiều đến nỗi lại mắc nợ.

Chia sẻ