Lời khuyên của "chị đại" công sở: Khi sếp thiên vị nhân viên khác thì đừng bao giờ đối đầu, mà hãy để họ chiến với nhau!

Quiry,
Chia sẻ

Ngu si hưởng thái bình chính là phương pháp để giải quyết trong tình huống này!

Cảnh đối đầu với nhau trong một công ty chẳng còn xa lạ gì với các chị em. Vậy câu hỏi đặt ra, tình huống này thì cần phải xử lý như thế nào?

Một Agency trong mảng Marketing nọ có ông sếp tên Duy Anh. Người này mắc một cái tính xấu là thiên vị nhân viên, đặc biệt là với những ai nịnh nọt ông ta, và cả người nhà nữa.

Trong đợt tuyển nhân sự mới này, có ba người được lựa chọn là Minh, Duy và Thúy. Trong đó, Thúy là cháu của vợ Duy Anh, nên được tuyển thẳng vào luôn mà chẳng cần qua phỏng vấn.

Thời gian đầu làm việc, Duy Anh đã bộc lộ rõ tâm địa của mình khi ông ta dành hết cảm tình đối với Thúy và Duy. Bởi lẽ Thúy là người nhà chẳng cần phải bàn, còn Duy thì là một kẻ hay nịnh sếp, hay mua những đồ cho sếp như bao thuốc lá xịn, vài cái món đồ cổ sưu tầm được... Trái lại, vì Minh ngây thơ và non nớt, chỉ biết phấn đấu hết mình cho công việc nên sếp rất ghét Minh.

Chị đại công sở mách mẹo: Khi sếp thiên vị nhân viên khác thì đừng bao giờ đối đầu, mà hãy để họ chiến với nhau! - Ảnh 1.

Sếp thường giao việc vào lúc đêm muộn cho Minh, lương cứng của cậu cũng thấp hơn hai người kia, và đến những dịp tiệc tùng liên hoan thì sếp cũng chỉ chừa mỗi Minh ra. Trên công ty, ông ta bộc lộ rõ thái độ mặt nặng mày nhẹ, và lúc nào cũng muốn hành Minh cho đến khi cậu ta không chịu đựng được nữa và nghỉ việc. Thậm chí, ông ta còn chơi xấu để Duy, Thúy cũng như những đồng nghiệp khác có ác cảm với Minh.

Ấy vậy mà trong công ty vẫn có một người chị kế toán không ghét Minh, chị ấy là người đứng ngoài, nhìn thấy rõ nội tình. Một hôm chị hẹn Minh đi cafe để bày kế cho cậu sinh viên trẻ mới ra trường còn non và xanh này. Ban đầu, Minh cũng kể tình trạng của mình cho chị kế toán nghe. Rồi bà chị này tâm sự cũng như khuyên một tràng dài:

"Nghe này, ngày xưa chị cũng gặp tình trạng như em bây giờ. Chắc em đang muốn trả thù và chiến đấu với ba người kia đúng không? Nhưng mà đừng có dại mà đùa với lửa! Em không thắng được đâu. Muốn thoát khỏi cảnh này, hãy nghe cách chị bảo đây. Vì chị là người ngoài, rất khách quan nên chị mới cho chú lời khuyên được.

Chị đại công sở mách mẹo: Khi sếp thiên vị nhân viên khác thì đừng bao giờ đối đầu, mà hãy để họ chiến với nhau! - Ảnh 2.

Thứ nhất, em nên xem xét lại toàn bộ vấn đề này. Thúy mặc dù là con ông cháu cha, nhưng mà nó từng đi du học ở Anh đấy, trình độ cũng không tầm thường chút nào! Nếu nó kém cỏi, thì nó đã bị đào thải từ lâu rồi. Còn Duy, thì dù năng lực của nó kém hẳn hơn, nhưng nó biết "chiều" sếp. Hay nói những lời rót mật vào tai lúc sếp vui, tránh xa lúc sếp tức giận. Nó hiểu sở thích của sếp là thích chơi đồ cổ, nên nó mới lặn lội đi tìm mua cho ông ta vậy đấy. Làm thế thì sếp nào mà chẳng ưng!

Thứ hai, khi biết hai người kia có điểm mạnh như vậy, em cũng nên tự tạo ra chỗ đứng cho chính mình đi. Em phải tự tin và chăm chỉ hơn nữa với công việc. Một khi em cống hiến được, thì chẳng ai dám hạ bệ em cả. Tiết lộ nhỏ này, chị làm kế toán nên chị biết, dù lương cứng của em không cao bằng hai bạn kia nhưng mức độ làm việc của em nhiều hơn hẳn. Chẳng qua là vì sếp chưa thực sự để ý đến những gì em làm thôi. Cứ tiếp tục phấn đấu nhé!

Chị đại công sở mách mẹo: Khi sếp thiên vị nhân viên khác thì đừng bao giờ đối đầu, mà hãy để họ chiến với nhau! - Ảnh 3.

"Nên tạo chỗ đứng cho chính bản thân mình!"

Thứ ba, em cần cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp xem sao. Ví dụ như em giúp đỡ Duy và Thúy trong công việc. Hai người họ sẽ cảm động mà sếp thì sẽ vui vì em giúp Duy, Thúy thì cũng như là đang giúp sếp mà. Nhưng chớ có thân quá trớn! Bởi ở công ty còn bao đồng nghiệp khác chẳng ưa gì hai đứa kia như em.

Những đồng nghiệp lâu năm, họ mà thấy em thân với Duy, Thúy quá, họ sẽ nghĩ ba đứa đang "lập hội tạo phản" và giành hết sự chú ý từ sếp. Khôn ngoan là phải biết lùi xuống một bước, nhìn hai bên này "chiến nhau". Mình chẳng mệt mỏi gì mà đôi bên họ vẫn bị yếu sức. Rồi sẽ đến một thời điểm vàng để em tỏa sáng thôi! Em yên tâm, thời này thì trâu bò đánh nhau ruồi muỗi sẽ được hưởng thịt! Mình tỏ ra ngu si, nhưng thực chất mình sẽ là người điều khiển ván cờ này!

Sếp thiên vị à, chẳng có gì đáng sợ cả đâu! Cứ nghe theo lời chị bảo, chẳng mấy chốc nữa mà sẽ giành thế chủ động. Môi trường công sở ấy mà, là phải ác lên một tí, phải biết khéo léo nhìn trước ngó sau, thì mới tồn tại được. Thức tỉnh đi, đừng hiền như vậy nữa!"

Chị đại công sở mách mẹo: Khi sếp thiên vị nhân viên khác thì đừng bao giờ đối đầu, mà hãy để họ chiến với nhau! - Ảnh 4.

"Phải ác một chút, phải ranh ma thêm một tí, thì mới tồn tại được em ạ!"

Nghe chị kế toán nói, Minh thực sự đang mường tượng ra từng bước một, trong hành trình giành lại sự chú ý từ sếp. Cậu hi vọng một ngày nào đó sếp sẽ thực sự nhìn nhận năng lực đúng đắn của mình và không còn thiên vị những người đồng nghiệp khác. Nhưng trước hết, có lẽ cậu sẽ phải thay đổi bản thân.

Phải ác hơn một tí, phải biết ích kỷ hơn một chút, thì mới sống được ở chốn công sở này!

Chia sẻ