Loại hạt là “vua quả khô”, ngon tuyệt vời trong những ngày se lạnh nhưng khi ăn cần nhớ lưu ý sau

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Hạt dẻ là món ăn vặt thơm ngon hấp dẫn không ít người, đặc biệt là vào những ngày trời trở lạnh. Thế nhưng, ăn hạt dẻ không đúng cách đôi khi có thể biến loại hạt này thành “thuốc độc” rước bệnh thêm vào người.

Theo y học Trung Quốc, hạt dẻ được mệnh danh là "vua của các loại quả khô" vì giúp lợi khí, nâng cao sức khỏe lá lách, bổ thận và tăng cường thể chất.

Còn theo Đông y Việt Nam, loại hạt này có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư… Đây là một vị thuốc quý trong Đông y, là thực phẩm vàng nếu được sử dụng đúng cách.

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ

Theo trang NEW.QQ của Trung Quốc, 5 hạt dẻ chín nặng 45gr có chứa 96,3 kcal, 20,79 gram carbohydrate, 16,2 gram vitamin C…

Ngoài ra, trong hạt dẻ có chứa nhiều axit béo không bão hòa, các khoáng chất có khả năng phòng và trị bệnh cao huyết áp, bệnh ở động mạch vành, xơ cứng động mạch… Chưa hết, hạt dẻ còn là một thực phẩm bổ dưỡng cao cấp giúp kéo dài tuổi thọ và chống lão hóa.

Theo y học hiện đại, trong hạt dẻ chứa nhiều carbohydrates, giúp cung cấp nhiều nhiệt năng cho cơ thể, đồng thời giúp chuyển hóa chất béo, ích khí bổ tỳ, tốt cho dạ dày.

Loại hạt là “vua quả khô”, ngon tuyệt vời trong những ngày se lạnh nhưng khi ăn cần nhớ lưu ý sau - Ảnh 1.

Nhờ chứa nhiều vitamin C mà loại hạt này còn có thể phòng ngừa và trị bệnh loãng xương, gân cốt đau nhức, chứng mệt mỏi…

Hạt dẻ là loại "thuốc quý" của mùa đông

Trong Đông y, loại hạt này có thể được tận dụng để chữa bệnh theo những cách sau:

- Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt: Dùng hạt dẻ khô khoảng 30g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc ngủ.

- Trị hen suyễn, thận và khí hư ở người cao tuổi: Dùng 60g hạt dẻ tươi, thịt lợn nạc vừa đủ, 2 - 3 lát gừng tươi, hầm ăn mỗi ngày một lần.

- Trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Lấy hạt dẻ 30g, 12g phục linh, 10 quả táo, 60g gạo tẻ, rửa sạch nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường trắng.

Loại hạt là “vua quả khô”, ngon tuyệt vời trong những ngày se lạnh nhưng khi ăn cần nhớ lưu ý sau - Ảnh 2.

- Trị viêm miệng lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2: Hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 5 - 7 hạt.

- Trị chứng thận hư, đau nhức xương khớp ở người cao tuổi: Dùng 30 hạt dẻ tươi nướng hoặc hấp chín, ăn hai lần vào buổi sáng và tối.

- Bổ thận, mạnh gân cốt, chữa thận hư lưng gối mềm yếu đau mỏi: Sử dụng 20g hạt dẻ bóc vỏ, 50g gạo tẻ. Đem gạo và hạt dẻ đi vo sạch rồi nấu thành cháo. Cháo chín thêm đường trắng hoặc chút muối tùy khẩu vị, ăn mỗi ngày một lần.

Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi ăn hạt dẻ

- Thạc sĩ dinh dưỡng người Trung Quốc Xu Minjie cho biết hạt dẻ có chứa hàm lượng carbonhydrate và năng lượng cao. Ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Chính vì vậy bạn chỉ nên ăn hạt dẻ lượng vừa phải để tránh đầy bụng và tăng cân. Tốt nhất là nên ăn 50 – 70gr mỗi tuần.

- Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn nhiều hạt dẻ. Trẻ nhỏ có thể bị hóc khi ăn hạt dẻ vì vậy bố mẹ nên cẩn trọng. Ngoài ra cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều kẻo bị khó tiêu.

Loại hạt là “vua quả khô”, ngon tuyệt vời trong những ngày se lạnh nhưng khi ăn cần nhớ lưu ý sau - Ảnh 3.

- Vì năng lượng của hạt dẻ tương đối cao, người bị bệnh tiểu đường hạn chế đến mức thấp nhất, đặc biệt là không nên ăn hạt dẻ rang đường.

- Người bị bệnh dạ dày cũng cần phải hạn chế ăn hạt dẻ. Việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.

- Vì hạt dẻ chứa thành phần tinh bột là chủ yếu, ít chất xơ nên ăn nhiều có thể gây táo bón, người mắc chứng tiêu hóa cần cẩn trọng.

(Tổng hợp)

Chia sẻ