BÀI GỐC Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

(aFamily)- Kinh nghiệm sống ít, kỹ năng giao tiếp kém, không khéo trong cư xử khiến tôi gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống và công việc...

15 Chia sẻ

Lấy lòng 10 đồng nghiệp, không bằng lấy lòng... một mình sếp

,
Chia sẻ

(aFamily)- Người ta là sếp mình, tỏ ra quan tâm, cười nói một chút cũng chẳng mất gì, cái mà mình thu lại là rất nhiều.

Gửi Bích Hiền! 

Tôi đã đi làm được hơn 10 năm, cũng thay đổi vài môi trường làm việc, nên kinh nghiệm về kỹ năng công sở chắc cũng nhiều hơn bạn đôi chút. Cá nhân tôi thì cho rằng, cái kĩ năng mềm mà bạn nói đến ấy, quan trọng nhất vẫn là việc lấy lòng sếp. Có được lòng cả mười đồng nghiệp cũng chẳng bằng cái gật gù đồng ý của sếp đâu. 

Ai là người có quyền quyết định cao nhất ở công ty? Là sếp. Ai là người có khả năng cất nhắc, bổ nhiệm hay đuổi việc bạn? Cũng là sếp. Ai là người quyết định việc trả lương cho bạn? Cũng là sếp nốt. Vậy chẳng có lý do gì mà ta lại “bơ” không lấy lòng sếp. Sống và làm việc, cần thực dụng một chút, cần biết rằng mối quan hệ nào quan trọng và có lợi cho mình để cố gắng. Thời gian, tiền bạc, công sức của mỗi người đều có giới hạn, nên sự “đầu tư” phải có trọng điểm, cần tập trung vào đối tượng cốt yếu nhất, không nên tràn lan mà hỏng việc. 

Đồng nghiệp, kể thì cũng quan trọng đấy, nhưng “tác dụng” thì chưa hẳn đã nhiều. Họ có không tín nhiệm mình, không “bầu” mình, nhưng một câu nói của sếp có thể giải quyết tất cả. Sếp vẫn là người quyết định tất cả. Đi lướt một vòng các cơ quan nhà nước, thậm chí là các doanh nghiệp nước ngoài, không phải sếp nào cũng được lòng nhân viên đâu. Có những sếp chỉ có chuyên môn, mặt lạnh như tiền, không ưa nổi. Thậm chí có những sếp chuyên môn chẳng bằng ai mà mặt cũng cả ngày song song với trần. 

Đến lúc sếp cất nhắc mình, đồng nghiệp không bằng lòng thì vẫn phải bằng mặt. Nếu không thích, có thể chuyển công ty, chuyển chỗ làm. Thời buổi này người cần việc là nhiều. Người này vừa thôi việc, đã có người khác sẵn sàng thế chỗ ngay. Ai cũng cố bắm chắc lấy vị trí của mình, không được làm sếp cũng không sao, “làm nhân viên càng nhàn”. 

Quan tâm đến tất cả mọi người, như lời khuyên của Anh Thư (Biết quan tâm đến người khác, Hiền sẽ làm thay đổi được tình thế - //afamily.vn/2759cs0ca37/Biet-quan-tam-den-nguoi-khac-Hien-se-lam-thay-doi-duoc-tinh-the) cũng tốt thôi, nhưng sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian. Và đôi khi, quan tâm rất gần với nhiều chuyện, soi mói, có thể lại mang tiếng giả tạo, khéo léo quá đà.

Làm ở đâu cũng vậy thôi, Hiền ạ, vào luồn ra cúi một chút, không hẳn là dây dợ, là ô dù, chạy chọt đâu. Người ta là sếp mình, tỏ ra quan tâm, cười nói một chút cũng chẳng mất gì, cái mà mình thu lại là rất nhiều. Mặt lạnh như tiền thì dù chuyên môn giỏi đến đâu, nhưng “cái mặt không chơi được” sẽ khó được cất nhắc lắm.

Cứ lấy lòng sếp đã, Hiền ạ, rồi bạn sẽ được “đền đáp” xứng đáng. Ngày lễ, ngày tết, sinh nhật sếp, vợ sếp, con sếp thì nên có quà, nhỏ thôi cũng được, vì nếu món quà giá trị, có thể có những sếp “thanh liêm” họ sẽ rất không hài lòng. Tặng quà, quan trọng nhất là đúng sở thích, và bày tỏ được sự quan tâm. Một vài điều nhỏ nhặt nhưng có thể khiến người ta ghi nhớ và vui nhiều, Hiền ạ. Kỹ năng mềm chính là những cái đó đấy. Chúc bạn thành công nhé!

Chia sẻ