Lần nào ăn cháo xong cũng bị ngất xỉu, mãi đến khi cầu cứu bác sĩ thì người phụ nữ mới biết được một sự thật bất ngờ

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Lần nào cũng thế, cứ 30 phút sau khi ăn cháo, chị lại ngất xỉu. Nhiều lần như vậy, chị Ly nghi ngờ các bác sĩ đã tắc trách khiến mình gặp biến chứng sau phẫu thuật...

Theo trang QQ của Trung Quốc, gần đây tại đất nước này đã xảy ra một trường hợp rất kỳ lạ. Bệnh nhân là chị Ly, năm nay đã 54 tuổi.

3 tháng trước, chị cảm thấy khó chịu ở bụng nên đã đi viện khám. Theo kết quả nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện có một vết loét khoảng 3cm ở góc dạ dày. Chẩn đoán cuối cùng đó là ung thư, chị được các bác sĩ cho nhập viện và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần lớn dạ dày. Rất may, ca phẫu thuật thành công suôn sẻ, chị có thể xuất hiện sau 7 ngày phẫu thuật.

Lần nào ăn cháo xong cũng bị ngất xỉu, phải đến khi cầu cứu bác sĩ thì người phụ nữ mới biết được một sự thật bất ngờ - Ảnh 1.

Chị Ly đã phải cắt bỏ gần hết dạ dày vì bệnh ung thư. (Hình minh họa)

Tuy nhiên, sau khi xuất viện chị Ly bỗng dưng lại mắc thêm một căn bệnh lạ. Lần nào cũng thế, cứ 30 phút sau khi ăn cháo, chị lại ngất xỉu. Nhiều lần như vậy, chị nghi ngờ các bác sĩ đã tắc trách khiến mình gặp biến chứng sau phẫu thuật.

"Tại sao tôi lại bị ngất xỉu mỗi lần ăn cháo sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày?" – Chị Ly không ngừng thắc mắc nên đã đến bệnh viện mà mình chữa trị để hỏi bác sĩ.

Lần nào ăn cháo xong cũng bị ngất xỉu, phải đến khi cầu cứu bác sĩ thì người phụ nữ mới biết được một sự thật bất ngờ - Ảnh 2.

Lần nào ăn cháo xong, chị Ly cũng bị ngất xỉu.

Lắng nghe vấn đề của chị Ly, bác sĩ đã tiết lộ một sự thật mà chị cũng không hề biết:

- Đầu tiên, chúng ta cần biết quá trình tiêu hóa của cơ thể. Dạ dày có chức năng rất quan trọng đó là tiết ra axit dạ dày và pepsin, có tác dụng làm mềm và giúp quá trình tiêu hóa các protein của thịt, hạt, trứng và các sản phẩm từ sữa trở nên dễ dàng hơn.

- Sau một thời gian (thường là 1-2 giờ ở người, 4-6 giờ ở chó, 3-4 giờ ở mèo nhà) khối thức ăn lỏng đặc được gọi là chyme. Khi van cơ thắt môn vị mở ra, chyme đi vào tá tràng, tại đó nó được trộn với các enzyme tiêu hóa của tụy và mật tiết ra từ gan và sau đó đi qua ruột non để tiếp tục tiêu hóa.

- Tại ruột non, 3 chất dinh dưỡng là đường, protein và chất béo sẽ được chuyển hóa thành các phân tử nhỏ lần lượt là glucose, axit amin và axit béo, cuối cùng mới hấp thụ vào cơ thể.

Nhưng ở trường hợp của chị Ly – một bệnh nhân bị ung thư dạ dày, đã cắt bỏ gần như toàn bộ dạ dày thì thức ăn sẽ nhanh chóng đi thẳng vào ruột non. Đặc biệt là những món quá ngọt, quá mặn, dễ tiêu hóa thì nó sẽ nhanh chóng đi thẳng vào ruột non. Gây suy giảm khả năng bài tiết hormone liên quan đến huyết áp và lượng đường trong máu. Cuối cùng, gây ra huyết áp thấp và lượng đường trong máu thấp. Triệu chứng là chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh và ngất.

Cuối cùng, chị Ly đã hiểu vấn đề của mình không phải là do ăn cháo mà là vì ăn cháo có thêm đường. Bác sĩ cũng khuyên chị không nên ăn cháo quá mặn, quá ngọt, súp quá đặc, hạn chế uống nước trước khi ăn… vì mới vừa phẫu thuật dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân Ly nên nằm ngửa trong 30 phút sau bữa ăn để tiêu hóa được tốt hơn.

Lần nào ăn cháo xong cũng bị ngất xỉu, phải đến khi cầu cứu bác sĩ thì người phụ nữ mới biết được một sự thật bất ngờ - Ảnh 4.

Bác sĩ cũng cho biết, tình trạng của chị Ly được gọi là hạ đường huyết. Khi có dấu hiệu này, người bệnh nên uống ngay nước đường hoặc ăn 1 miếng kẹo, socola thì triệu chứng sẽ giảm rất nhanh.

Sau khi nghe lời khuyên của bác sĩ, chị Ly đã điều chỉnh lại chế độ ăn và nhận ra vấn đề của mình đã được giải quyết nhanh chóng.

Bệnh nhân mới phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

- Sau khi phẫu thuật, chức năng của đường tiêu hóa dần dần hồi phục và cần phải mất thời gian. Người bệnh nên bắt đầu với thức ăn lỏng, sau đó là bán lỏng, và cuối cùng là chế độ ăn bình thường.

Các món được khuyến khích ăn sau phẫu thuật dạ dày đó là cháo, phở, hoành thánh…

- Thể tích của dạ dày khi chưa phẫu thuật có thể đạt đến 2000 đến 3000ml. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, kích thước của dạ dày sẽ bị giảm. Chính vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều trong một lúc mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong một ngày. Bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày nên ăn 5 đến 6 bữa mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Bạn sẽ mất khoảng nửa năm để từ từ trở lại ba bữa mỗi ngày như bình thường.

Lần nào ăn cháo xong cũng bị ngất xỉu, phải đến khi cầu cứu bác sĩ thì người phụ nữ mới biết được một sự thật bất ngờ - Ảnh 5.

Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

- Chức năng này của dạ dày bị suy yếu sau phẫu thuật, vì vậy việc tiêu hóa thức ăn cần phải dựa vào việc nhai kỹ và dùng nước bọt để đồ ăn bị nghiền nát hơn. Bệnh nhân mới phẫu thuật nên nhai hơn 25 lần trước khi nuốt.

- Bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày nên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt gà, trứng, sữa, cá, tôm…

- Nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cứng, khó tiêu hóa như thịt nướng, măng khô, cần tây…

- Không ăn đồ ngọt để tránh những thực phẩm này xâm nhập vào ruột non quá nhanh. Tránh đồ lạnh hoặc chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, rượu.

Theo QQ

Chia sẻ