Kỹ thuật "độc" cứu chàng sĩ quan tỉnh Bến Tre bị lệch hàm 22 năm trời không khép kín được miệng

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Gương mặt móm nặng lệch hẳn sang một bên, hàm không khép được và không thể thực hiện chức năng ăn nhai như người bình thường khiến 22 năm trời, cuộc sống của chàng trai như rơi vào bi kịch.

Đó là hoàn cảnh của Trần Khánh Du (22 tuổi, quê Bến Tre). Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng lâu đời, chàng trai tiếp bước con đường của thế hệ đi trước khi phục vụ trong lực lượng công an nhân dân tỉnh Bến Tre. Nhưng trái ngược với con đường sự nghiệp tương đối bằng phẳng, cuộc sống của Du lại là những chuỗi ngày buồn tủi với khởi đầu là ngay từ khi 7 tháng tuổi, Khánh Du đã sống với ông bà nội.

Kỹ thuật độc cứu chàng sĩ quan tỉnh Bến Tre bị lệch hàm 22 năm trời không khép kín được miệng - Ảnh 1.

Trần Khánh Du trước khi phẫu thuật.

22 năm không khép kín được miệng

Sinh ra với khuyết điểm lớn về hàm mặt, lệch hàm, hàm răng lộn xộn nên Khánh Du chưa bao giờ dám cười lớn. Bởi lúc ấy, gương mặt cậu vô cùng bất cân xứng và thiếu tự nhiên. Đó cũng là lý do chàng trai ngại tiếp xúc và gặp gỡ bạn bè.

Càng lớn, Du càng nhận ra gương mặt mình lệch hẳn sang một bên vì miệng móm nặng, hàm không khép được, thậm chí không thể thực hiện chức năng ăn nhai như người bình thường.

Kỹ thuật độc cứu chàng sĩ quan tỉnh Bến Tre bị lệch hàm 22 năm trời không khép kín được miệng - Ảnh 2.

Tình trạng móm nặng khiến khuôn mặt Du biến dạng.

Sống với đứa cháu trai từ nhỏ, bà Ca Thị Hiền (bà nội Du) nhận ra khát khao mãnh liệt được thay đổi ngoại hình của Khánh Du. Thương cháu và trăn trở lắm nhưng bà chẳng biết làm sao, bởi kinh tế của gia đình chẳng dư dả gì.

Đôi lần để cập đến chuyện sẽ can thiệp phẫu thuật cho cháu, bà Hiền bị chồng bác bỏ ngay lập tức vì lo lắng những biến chứng xấu có thể ảnh hưởng đến cháu trai. Tuy nhiên theo thời gian, chứng kiến Khánh Du ngày càng thu mình lại, ngại phải xuất hiện trước đám đông và rất sợ khi ai đó nhìn thẳng vào mình, lòng người bà đau nhói.

Vậy là người bà nội quyết định dành hết số tiền tích góp cộng với sự hỗ trợ từ các cô chú trong nhà để đưa Du lên Sài Gòn phẫu thuật.

Kỹ thuật độc cứu chàng sĩ quan tỉnh Bến Tre bị lệch hàm 22 năm trời không khép kín được miệng - Ảnh 3.

Bà nội của Trần Khánh Du chăm sóc, nuôi nấng cháu từ nhỏ.

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc một Bệnh viện (BV) thẩm mỹ, người tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Trần Khánh Dư cho biết, bệnh nhân có hàm trên bị thiểu sản không phát triển mà hàm dưới lại phát triển quá mức làm cho hai hàm không thể khép kín. Ngoài ra phần xương cằm hàm dưới thô, to và bị lệch hẳn sang một bên gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Để khắc phục, cần phải cắt xương hàm dưới đẩy vào đồng thời cắt và nối hàm trên chỉnh lại khớp cắn, phần cằm lệch phải cắt và ghép xương chỉnh hình cân đối cằm tương xứng với khuôn mặt.

"Lột xác"

Ca phẫu thuật của Khánh Du thực hiện trong 5 tiếng đồng hồ. Sau khi tỉnh dậy, việc trước tiên cậu làm là nhìn hình ảnh của mình trong gương. Khi thấy cung hàm đã được điều chỉnh cân đối, không còn tình trạng nhô ra ngoài, Khánh Du khóc như một đứa trẻ.

Sự hạnh phúc của cháu cũng khiến người bà xúc động. Bà bảo rằng suốt 80 năm cuộc đời, không có nỗi vui nào bằng việc thấy cháu được thực hiện phẫu thuật hàm móm và nở nụ cười tự tin.

Kỹ thuật độc cứu chàng sĩ quan tỉnh Bến Tre bị lệch hàm 22 năm trời không khép kín được miệng - Ảnh 4.

Chàng trai lột xác ngoạn mục sau phẫu thuật.

Kỹ thuật độc cứu chàng sĩ quan tỉnh Bến Tre bị lệch hàm 22 năm trời không khép kín được miệng - Ảnh 5.

Nụ cười tự tin đã xuất hiện trên môi.

Trở về nhà, người thân, bạn bè không ai nhận ra Khánh Du của ngày nào, bởi trước mặt họ là hình ảnh một "soái ca" với nụ cười tỏa nắng.

"Em thực sự không nghĩ mình có được ngoại hình điển trai như hiện tại. Trước đó, em chỉ khát khao được khắc phục khuyết điểm hàm móm để ăn nhai bình thường, tự tin khi cười mà thôi" - Du tâm sự.

Tuy nhiên để có được màn lột xác ngoạn mục này là một hành trình gian nan, bởi tình trạng của Du không dễ giải quyết.

"Khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới bệnh nhân chênh nhau đến 2.5cm và cằm rất dày. Chúng tôi phải cắt hàm dưới đẩy lùi về sau 1.5cm, song song với việc kéo đẩy hàm trên về trước 1cm. Việc nâng hàm trên lên (do bệnh nhân móm) khiến mũi bị vẹo, sóng mũi méo mó. Ekip điều trị phải tiếp tục cắt phần vách ngăn mũi dưới và tiến hành tạo hình sống mũi cho Du.

Đây là 2 kỹ thuật lớn nhất của phẫu thuật mặt. Bác sĩ phải kiểm soát tốt về thần kinh mạch máu, bởi nếu phạm vào dây thần kinh trong ống dẫn xương, bệnh nhân có thể bị tê buốt hoặc phản ứng liệt" - TS.BS Tú Dung,phân tích.

Theo TS.BS Tú Dung, ca phẫu thuật cho Du là một trong những ca móm miệng phức tạp nhất từ trước đến nay tại BV. Những trường hợp móm (và kể cả hô) thường xuất phát từ hai nguyên nhân là do răng hoàn toàn và do xương toàn toàn.

Kỹ thuật độc cứu chàng sĩ quan tỉnh Bến Tre bị lệch hàm 22 năm trời không khép kín được miệng - Ảnh 6.

Theo bác sĩ, kỹ thuật điều trị cho Du là 2 trong những kỹ thuật lớn nhất của phẫu thuật mặt.

Những trường hợp móm do răng sẽ sẽ phải niềng răng, nhưng nếu xuất phát từ xương bắt buột phải phẫu thuật. Cá biệt có người bị móm vừa do răng, vừa do xương thì bác sĩ sẽ phải theo dõi tình trạng cụ thể mà điều trị kết hợp, cân nhắc áp dụng niềng răng trước hay phẫu thuật trước.

Bác sĩ khuyên người dân khi phát hiện bị móm hãy đi niềng răng sớm nhất có thể để răng điều chỉnh kịp thời khi còn ở mức độ nhẹ. Nếu đến khi 18 tuổi mà tình trạng vẫn không cải thiện vì xương hàm quá dài thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật.

Kỹ thuật độc cứu chàng sĩ quan tỉnh Bến Tre bị lệch hàm 22 năm trời không khép kín được miệng - Ảnh 7.

Cuộc đời chàng trai đã thay đổi.

Chia sẻ