Kì lạ nhưng có thật: Chim bồ câu chẩn đoán ung thư chuẩn như chuyên gia

Khánh Linh,
Chia sẻ

Các nhà khoa học ở Mỹ đã vô cùng kinh ngạc khi biết chim bồ câu có thể phát hiện và nhận dạng các tế bào ung thư ác tính trong các mẫu sinh thiết và ảnh chụp X-quang của bệnh nhân ung thư vú.

Sắp tới các bệnh viện hẳn sẽ chiêu mộ rất nhiều chim bồ câu, vì các nhà nghiên cứu gần đây đã xác nhận rằng loài chim này có thể chẩn đoán bệnh ung thư vú với độ đáng tin cậy ngang bằng các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm.

Chúng phải chọn màu xanh nếu là u lành, và màu vàng nếu là u ác.

Thậm chí, nếu các bác sĩ được đào tạo nhiều năm có đôi lúc chật vật để xử lí các số liệu, thì chim bồ câu chỉ mất có 2 tuần để có thể chẩn đoán chính xác với tỷ lệ 85% ca bệnh. 

Giáo sư Richard Levenson nói: "Qua huấn luyện kết hợp sử dụng đồ ăn để thưởng, chim bồ câu có thể giỏi chẩn đoán như chuyên gia vậy."

"Bầy chim thành thạo một cách đáng kinh ngạc trong việc phân biệt giữa u lành tính và ác tính qua các tấm phim x-quang được phóng đại. Độ chính xác của ngày đầu tiên khá thấp, chỉ khoảng 50%. Nhưng sau 13 đến 15 ngày, nó đã tăng lên 85%."
 
Có 8 chú chim tham gia cuộc thử nghiệm, và khi được xem các tấm hình sẽ phải bấm nút màu xanh cho u lành, và bấm nút vàng cho u ác. Nếu chọn đúng, chúng sẽ được thưởng đồ ăn.
 
Chúng giỏi ngang bằng các bác sĩ chuyên gia x-quang trong việc phát hiện các điểm bị vôi hóa trên các tấm x-quang, những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư.

Mặc dù có bộ não không to hơn đầu ngón tay trỏ là bao nhưng chim bồ câu lại có các kết nối thần kinh tương tự như con người.

Chim bồ câu trước đây đã được biết đến là có thể phân biệt giữa các chữ cái, cũng như phân biệt các bức vẽ của nhiều họa sĩ khác nhau.
 
Cận cảnh tế bào ung thư vú
 
Giáo sư Levenson, thuộc Đại học California ở Davis, Mỹ, cho rằng chim bồ câu nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các quy trình chẩn đoán mới.

Ông nói: "Độ nhạy của chim bồ câu trước các đặc điểm nổi bật trên các tấm phim cho thấy chúng có thể đưa ra các nhiều đánh giá đáng tin cậy.

(Nguồn: Mirror)
Chia sẻ