Không sinh con chẳng những tăng nguy cơ ung thư vú mà còn nhiều bệnh khác

Saga,
Chia sẻ

Theo các bác sĩ, những người không sinh con, sinh con đầu lòng muộn là nhóm đối tượng không chỉ có nguy cơ cao mắc ung thư vú, mà còn nhiều bệnh ung thư khác.

Không sinh con, sinh con muộn không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư vú

Không sinh con chẳng những tăng nguy cơ ung thư vú mà còn nhiều bệnh khác - Ảnh 1.

Tuyến vú có chức năng bài tiết sữa và nuôi con.

Chị T.T Phương, 49 tuổi, Hà Nội tình cờ phát hiện ở vú trái có một khối u nhỏ nên chị đã đi khám và được chẩn đoán ung thư vú. Theo PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị (chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung bướu, đang công tác tại Bệnh viện Thu Cúc), người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, chị Phương bị ung thư vú loại có thụ thể nội tiết dương tính ER (ER+). Đây là một trong những loại ung thư vú phổ biến. Mặc dù khối u không lớn, tuy nhiên khối u lại nằm ở gần quầng vú, do đó nó nguy hiểm hơn so với khối u nằm ở các vị trí khác. Bác sĩ đã cho người bệnh cắt bỏ tuyến vú, đồng thời nạo vét hạch. Sau phẫu thuật, chị Phương được điều trị 6 đợt hóa chất. Hiện nay, người bệnh đang được theo dõi và điều trị nội tiết tố tại Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc.

Trong quá trình thăm khám và hỏi thăm bệnh sử, bác sĩ Nghị được biết bệnh nhân chưa từng lấy chồng và sinh con lần nào. Theo ông, đây cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài những người không sinh con, những người sinh con đầu lòng muộn (từ 30 tuổi trở lên), nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn những người đã làm mẹ ở độ tuổi sớm hơn.

Không sinh con chẳng những tăng nguy cơ ung thư vú mà còn nhiều bệnh khác - Ảnh 2.

Những phụ nữ không sinh con, sinh con đầu lòng muộn là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.

Lý giải về nguyên nhân này, bác sĩ cho biết: “Vú có chức năng bài tiết sữa và nuôi con. Ở nữ tới giai đoạn dậy thì, nội tiết nữ estrogen tác động đến sự phát triển tuyến vú, khiến tuyến vú nở nang, chuẩn bị cho quá trình thai và nuôi con. Tổ chức vú chịu tác động nội tiết tuyến yên, buồng trứng và tuyến thượng thận. Nếu không sinh con và cho con bú thì quy trình phát triển tuyến vú rối loạn, tế bào tuyến vú sinh sản vô tổ chức dẫn tới ung thư. Theo các nghiên cứu, mỗi lần sinh và cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư vú tới 7%, và cứ mỗi năm cho con bú sẽ giảm thêm 4% nữa. ”

…Mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác

Ở những phụ nữ không sinh con, chu kỳ rụng trứng diễn ra đều đặn hàng tháng, và việc rụng trứng quá nhiều trong cuộc đời người phụ nữ, có thể dẫn tới sai sót, làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tương tự như vậy, nội mạc tử cung - lớp niêm mạc của tử cung cũng rất nhạy cảm với môi trường nội tiết tố, và việc tiếp xúc với estrogen quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên tới 3 lần.

Không sinh con chẳng những tăng nguy cơ ung thư vú mà còn nhiều bệnh khác - Ảnh 3.

Sinh con, cho con bú giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vú và các bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tử cung.

Ngoài những phụ nữ không sinh con, hoặc sinh con muộn thì những phụ nữ: có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ cao mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung bởi thời gian tiếp xúc với estrogen lâu hơn các phụ nữ khác.

Ngược lại, phụ nữ đã từng mang thai, sinh con và cho con bú không chỉ giảm được nguy cơ mắc ung thư vú, mà còn là biện pháp để phòng ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Điều này có thể lý giải là do quá trình mang thai và cho con bú làm gián đạn sự rụng trứng trong một khoảng thời gian dài, và sự thay đổi nội tiết tố làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, biện pháp tránh thai bằng đường uống cũng giúp giảm số lần rụng trứng, từ đó giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung, cho dù có con hay không.

Cuối cùng, theo bác sĩ, cho dù phụ nữ có con hay không, tất cả phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên sàng lọc một số bệnh ung thư, quan trọng nhất là: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, tử cung, vv… Ngoài ra, phụ nữ nên ăn uống, tập thể thao hợp lý để duy trì mức cân nặng phù hợp, bởi thừa cân hay béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Những phụ nữ đang dùng liệu pháp thay thế estrogen sau mãn kinh nên cân nhắc thêm cùng bác sĩ của mình; Những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư nên trao đổi với bác sĩ để tầm soát ung thư sớm hơn.

Nhằm giúp phát hiện sớm ung thư, Bệnh viện Thu Cúc hiện đang cung cấp nhiều gói tầm soát ung thư, trong đó có: gói tầm soát ung thư vú, buồng trứng, cổ tử cung, hoặc gói tầm soát ung thư vú – phụ khoa, vv… giúp phát hiện sớm ung thư, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Để tìm hiểu thêm về tầm soát ung thư, hoặc đặt lịch khám tầm soát ung thư, xin vui lòng liên hệ:

Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Đặt khám tầm soát ung thư: 1900 55 88 96/ Hotline: 0904.970.909

Tư vấn điều trị với bác sĩ Singapore: 0907.245.888

Email: scc@thucuchospital.vn

Website: ungbuouvietnam.com

Chia sẻ
Đọc tin tức mới nhất, xem Chữa bệnh bằng thuốc nam tại aFamily.