Khoa học lý giải vì sao trẻ sơ sinh nào khi ngủ cũng hay giật mình quơ chân múa tay

H.H,
Chia sẻ

Nhiều mẹ có con nhỏ rất lo lắng và muộn phiền vì chuyện con ngủ không yên giấc, thường xuyên giật mình tỉnh dậy. Nhưng khoa học đã chỉ ra hiện tượng này có lý do cả đấy.

Trẻ sơ sinh khi ngủ thường rất hay bị giật mình, quơ chân múa tay, mỉm cười, khóc mếu. Người ta hay bảo đó là do mụ bà đang dạy trẻ. Nhưng các nhà khoa học nói rằng những hành động này trong giấc ngủ chứng tỏ trẻ đang mơ. Bởi những hành động này chỉ xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Giai đoạn này đến khi cơ thể hoàn toàn thư giãn nhưng não còn hoạt động và nó là chu kỳ gắn liền với những giấc mơ.

8-thoi-quen-giup-be-ngu-ngon

Trẻ sơ sinh dành 50% giấc ngủ của mình cho giấc ngủ REM nên các nhà khoa học nghĩ rằng những em bé mới sinh có thể mơ nhiều hơn người lớn (Ảnh minh họa).

Theo ước tính của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, người lớn dành khoảng 20% giấc ngủ của mình trong giấc ngủ REM, nhưng trẻ sơ sinh lại dành tới 50% giấc ngủ để ở trong chu kỳ này. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học nghĩ rằng những em bé mới sinh có thể mơ nhiều hơn người lớn.

Tuy nhiên, các nhà thần kinh học lại phản bác nhận định đó bằng luận điệu trẻ em lớn và người lớn thường nằm mơ trong giấc ngủ REM nhưng điều đó cũng không có nghĩa là trẻ sơ sinh cũng vậy. Để giấc mơ xảy ra, các nhà thần kinh học tin rằng trẻ sơ sinh phải có được khả năng tưởng tượng mọi thứ. Nói cách khác, chúng phải có khả năng suy nghĩ một cách trực quan và hiểu về không gian để trải nghiệm giấc mơ theo cách mà chúng ta đã biết.

Một nghiên cứu của nhà tâm lý học David Foukes, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về giấc mơ trẻ em, cho thấy ngay cả khi ở độ từ 4 – 5 tuổi, trẻ cũng chỉ có những giấc mơ tĩnh và đơn giản, không có nhân vật nào di chuyển hay hành động, ít cảm xúc và không có ký ức.

Những giấc mơ sống động với những câu chuyện có cấu trúc rõ ràng chỉ diễn ra khi trẻ bước vào độ 7 – 8 tuổi. Đó cũng là lúc trẻ phát triển sự hiểu biết rõ ràng về bản thân. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng tự nhận thức là yếu tố cần thiết để đưa bản thân vào giấc mơ. Trên thực tế, lượng kiến thức về bản thân mà một đứa trẻ sở hữu có sự tương quan mạnh mẽ đến sự sinh động và cấu trúc câu chuyện trong giấc mơ của chúng.

Khoa học lý giải vì sao trẻ sơ sinh nào khi ngủ cũng hay giật mình quơ chân múa tay - Ảnh 3.

Đó cũng là lý do tại sao phải đợi cho đến khi trẻ biết nói và kể cho cha mẹ nghe về giấc mơ thì chúng ta mới thật sự hiểu được những gì xảy ra trong khi trẻ ngủ.

Tuy nhiên, cha mẹ nên biết rằng giấc ngủ trong những tuần đầu tiên và những tháng đầu đời giúp não của trẻ phát triển và xử lý thông tin. Vì ở mọi lứa tuổi, giấc ngủ giúp củng cố trí nhớ, tích hợp kinh nghiệm và tăng kiến thức.

Cha mẹ có thể không biết con của mình đang mơ về điều gì khi bạn nghe thấy tiếng thở dài, tiếng rên rỉ hay thấy mí mắt của chúng rung rinh. Nhưng điều quan trọng cha mẹ cần biết là trong khi ngủ, não của trẻ vẫn hoạt động rất mạnh.

Chia sẻ