Khi con bắt đầu tập ăn dặm, mẹ tuân thủ những nguyên tắc này thì con sẽ dễ dàng hợp tác

Kim Vi,
Chia sẻ

Bạn nghĩ rằng bé nhà mình đã sẵn sàng để thử những thức ăn rắn đầu tiên? Dưới đây là những nguyên tắc giúp trẻ tập ăn dặm dễ dàng và thuận lợi.

Ăn dặm là một cột mốc quan trọng khi bé bắt đầu làm quen với những loại thức ăn rắn ngoài sữa công thức và sữa mẹ. Theo như khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WTO thì bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu và việc tập ăn dặm có thể bắt đầu sau đó. Sau 6 tháng đầu, những chất dinh dưỡng từ sữa không còn đủ để cung cấp cho trẻ phát triển vì thế bạn cần cho bé làm quen với các thực phẩm rắn bên ngoài.

Dưới đây là 6 mẹo nhỏ để trẻ khởi đầu việc ăn dặm dễ dàng, thuận lợi:

1. Luôn luôn bình tĩnh

Khi con bắt đầu tập ăn dặm, mẹ tuân thủ những nguyên tắc này thì con sẽ dễ dàng hợp tác - Ảnh 1.

Điều đầu tiên khi cho trẻ tập ăn là phải giữ bình tĩnh (Ảnh minh họa)

Đầu tiên, bạn và bé cần phải thư giãn. Bạn có thể cho bé thử thức ăn mới vào giờ ăn trưa và theo dõi mọi phản ứng của cơ thể bé với những thứ bé ăn trong suốt buổi chiều. Không nên gây phiền nhiễu, đặt áp lực thời gian và làm cho bé quá mệt mỏi. Nếu như để bé quá đói, bé sẽ không có tâm trạng để thử bất cứ thứ gì, vì thế bạn hãy xoa dịu cơn đói của bé bằng một ít thức ăn quen thuộc hàng ngày như sữa trước khi thử loại mới.

2. Đảm bảo đồ ăn nóng vừa phải

Việc làm nóng thức ăn cho trẻ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại. Trước khi cho trẻ ăn, hãy hâm nóng thức ăn và để nguội đến nhiệt độ vừa phải. Kiểm tra nhiệt độ bằng cách khuấy đều thức ăn để không còn nóng ở bất cứ chỗ nào. Bạn có thể thoa một chút bột lên cổ tay hoặc mu bàn tay để kiểm tra xem nhiệt độ có phù hợp để cho trẻ ăn hay không.

3. Khuyến khích trẻ làm quen

Khi con bắt đầu tập ăn dặm, mẹ tuân thủ những nguyên tắc này thì con sẽ dễ dàng hợp tác - Ảnh 2.

Khuyến khích trẻ làm quen với việc ăn bằng muỗng (Ảnh minh họa)

Đặt một ít thức ăn lên đầu muỗng và đợi bé mở miệng. Ban đầu có thể sẽ hơi khó khăn nên hãy thực hiện một cách chậm rãi. Khi em bé bú, lưỡi của trẻ đẩy về phía trước, nhưng khi ăn bằng muỗng, trẻ cần thời gian để làm quen với việc giữ lưỡi của mình lại. Trong thời gian cho ăn, trẻ có thể phản kháng và ngậm chặt miệng, tuy nhiên điều đó sẽ không gây ngạt thở. Vì thế hãy khuyến khích trẻ một cách nhẹ nhàng để trẻ sẵn sàng làm quen với loại thức ăn mới.

4. Giữ nụ cười trên môi

Khi con bắt đầu tập ăn dặm, mẹ tuân thủ những nguyên tắc này thì con sẽ dễ dàng hợp tác - Ảnh 3.

Khi mới bắt đầu cho bé ăn mọi việc có thể rất khó khăn, nhưng hãy giữ nụ cười trên môi để trẻ cảm thấy việc ăn không đáng sợ (Ảnh minh họa)

Vì quá quen với việc bú sữa nên quá trình chuyển đổi sang cho trẻ ăn có thể rất khó khăn. Nếu như bé khóc quá nhiều trong lúc cho ăn, bạn hãy cứ giữ nụ cười trên môi. Em bé sẽ quan sát thái độ của bạn, vì vậy đừng làm cho bé cảm thấy việc ăn thật đáng sợ. Đặc biệt, bạn đừng dỗ bằng cách đưa cho bé đồ chơi vì nó có thể làm trẻ nhầm lẫn giữa giờ ăn và giờ chơi.

5. Không ép trẻ ăn

Một số trẻ tập ăn dặm rất dễ dàng, tuy nhiên có những trường hợp rất khó khăn. Việc ép bé ăn có thể gây ra nhiều vấn đề khác. Trẻ sẽ cho bạn biết khi nào bé đã ăn đủ bằng cách quay đi, khóc, ngậm miệng lại hoặc đẩy muỗng ra.

6. Ngay cả khi trẻ từ chối món ăn, hãy kiên nhẫn thử lại

Việc chống đối của trẻ sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian, và điều quan trọng để trẻ tập ăn dặm thành công là kiên nhẫn thử lại một món ăn mới đến vài lần.

Khi trẻ đã quen với những loại thức ăn mới, hãy thử cho trẻ ăn thêm bữa thứ 2, thứ 3 trong ngày.

Khi con bắt đầu tập ăn dặm, mẹ tuân thủ những nguyên tắc này thì con sẽ dễ dàng hợp tác - Ảnh 4.

Điều quan trọng để trẻ tập ăn dặm thành công là kiên nhẫn thử lại một món ăn mới đến vài lần (Ảnh minh họa).

Khi trẻ 7-8 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa dần trưởng thành, bạn có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm nghiền thay vì ăn một loại riêng lẻ. Khi sang tháng tuổi thứ 8, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng và bạn có thể cho trẻ tự ăn bằng tay với những loại thức ăn như chuối hay cà rốt nhưng vẫn phải đảm bảo rằng luôn giám sát trong lúc trẻ ăn. Bằng cách cho trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn sớm, trẻ sẽ ít kén ăn hơn về sau này.

Đến 12 tháng tuổi, bạn có thể thay thế sữa vào buổi sáng và chiều của trẻ bằng một bữa ăn nhẹ, nhưng trẻ vẫn cần khoảng 500ml sữa mỗi ngày để cung cấp lượng calo và canxi cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng.

Khi con bắt đầu tập ăn dặm, mẹ tuân thủ những nguyên tắc này thì con sẽ dễ dàng hợp tác - Ảnh 5.

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, bạn có thể cho trẻ làm quen với những loại rau củ được nấu mềm (Ảnh minh họa)

Một số loại thực phẩm nên sử dụng cho trẻ khi trẻ tập ăn dặm:

Gạo: Là nguồn cung cấp carbohydrate lớn, cung cấp đầy đủ năng lượng và vitamin B.

Chuối: Chứa nhiều carbohydrate, vitamin B và cung cấp năng lượng.

Cà rốt: Chứa nhiều vitamin A tốt cho thị lực, da, tăng trưởng và chống nhiễm trùng.

Trứng: Là một thực phẩm quen thuộc, nguồn cung cấp protein tuyệt vời.

: Nguồn protein chính chứa tất cả tám axit amin, giàu vitamin A, B3, và B6, và kẽm giúp tăng khả năng miễn dịch.

Rau bina: Giàu canxi, vitamin A, sắt và magiê, góp phần tăng năng lượng và sức khỏe của xương.

: Các loại dầu cá như cá hồi và cá mòi chứa omega-3, axit béo cần thiết cho phát triển não và dây thần kinh, vitamin D cho răng và xương chắc khỏe.

Bông cải xanh: Cung cấp canxi, sắt và vitamin C và K cho sức khỏe và chữa lành xương.

Nguồn: Parent

Chia sẻ